Dự kiến đến năm 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây lại và xây mới 141 chợ

Dự kiến đến năm 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây lại và xây mới 141 chợ

Minh Phương –  Thứ tư, 13/10/2021 13:57 (GMT+7)

Theo đó, Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng mới 141 chợ, trong đó có 6 chợ đầu mối. Đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 169 chợ.

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 228/KH-UBND về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn thành phố. Theo đó, Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng mới 141 chợ, trong đó có 6 chợ đầu mối. Đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 169 chợ.

Theo kế hoạch, Hà Nội đặt mục tiêu đến hết năm 2025, 100% các chợ trên địa bàn thành phố được phê duyệt phương án giá sử dụng diện tích bán hàng, nội quy hoạt động, phương án bố trí, sắp xếp ngành hàng.

Tập trung đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp mở rộng các chợ đang hoạt động, phấn đấu 100% các chợ được xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa đảm bảo tiêu chuẩn chợ an toàn thực phẩm theo quy định, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, văn minh thương mại, an ninh trật tự, hiệu quả kinh tế – xã hội của hoạt động chợ được nâng cao.

Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng mới 141 chợ, trong đó có 6 chợ đầu mối. Đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 169 chợ.

tm-img-alt

Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng mới 141 chợ, trong đó có 6 chợ đầu mối. Đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 169 chợ. (Ảnh:Internet)

Nguồn vốn đầu tư xây dựng mới, cải tạo sửa chữa chợ bằng nguồn vốn xã hội hóa và nguồn ngân sách nhà nước. Theo đó, hàng năm, UBND thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã bố trí nguồn ngân sách để đầu tư xây mới, nâng cấp, cải tạo, mở rộng các chợ theo phân cấp quản lý tại địa phương.

Trong đó, tập trung quan tâm đầu tư nâng cấp, cải tạo, mở rộng các chợ đã xuống cấp, không đáp ứng được các quy định về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường. Tích cực triển khai công tác xã hội hóa đầu tư xây dựng chợ theo phân cấp quản lý (nhất là các chợ đầu mối).

Tổ chức các hội nghị kết nối doanh nghiệp, hợp tác xã… với các ngân hàng, tổ chức tín dụng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận với nguồn vốn đầu tư phát triển chợ với lãi suất ưu đãi để thực hiện dự án đầu tư xây dựng chợ mới.

Các địa phương rà soát lại quỹ đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để bố trí các địa điểm xây dựng chợ theo quy hoạch đã được phê duyệt. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận với quỹ đất sạch, góp phần giảm kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng, giảm thời gian chuẩn bị đầu tư dự án; ưu tiên xem xét bố trí diện tích đất thích hợp đầu tư xây dựng chợ dân sinh đáp ứng nhu cầu nhân dân từ nguồn quỹ đất thực hiện di chuyển cơ sở ô nhiễm môi trường trong nội thành ra ngoại thành.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích