Hút thuốc lá ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường như thế nào?
Hút thuốc lá ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường như thế nào?
Khoa học đã chứng minh mối liên hệ mật thiết theo hướng tiêu cực giữa hút thuốc lá và bệnh tiểu đường. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh này cũng như làm cho bệnh khó kiểm soát hơn.
Hút thuốc ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường như thế nào?
Hút thuốc ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường bằng cách:
– Tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường Loại 2 ở những người không mắc bệnh
– Tăng sức đề kháng của cơ thể với insulin ( kháng insulin )
– Làm xấu đi tim, bệnh thận, tuần hoàn kém, loét trên da
– Làm cho việc điều trị khó khăn hơn
Ảnh minh họa.
Những người hút thuốc có khả năng phát triển bệnh tiểu đường cao hơn từ 30 đến 40% so với những người không hút thuốc.
Một lý do cho điều này là hút thuốc ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của insulin trong cơ thể do nicotine kích hoạt kháng insulin, đó là một lý do tại sao tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa nicotine không phải là ý tưởng tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Insulin giúp glucose đi vào tế bào của cơ thể bạn, cung cấp nhiên liệu.
Hút thuốc liên tục sẽ khiến bệnh tiểu đường khó kiểm soát hơn và khiến cho việc duy trì lượng đường trong máu ổn định ngày càng khó khăn, điều mà ngay cả thuốc lá điện tử cũng không phải là một lựa chọn tốt.
Các hóa chất trong thuốc lá như nicotine ảnh hưởng hoặc gây ra các tình trạng như:
– Viêm, có thể làm hỏng các tế bào và phá vỡ chức năng thích hợp của chúng
– Stress oxy hóa, trộn lẫn hóa chất trong khói thuốc lá với oxy trong máu
– Mỡ bụng, sản sinh ra một loại hormone, cortisol làm tăng lượng đường trong máu
– Những ảnh hưởng của thuốc lá làm tăng cơ hội phát triển bệnh tiểu đường Loại 2 của một người .
Ảnh minh họa
Tác hại của thuốc lá với bệnh tiểu đường
Đối với những người đang mắc bệnh tiểu đường, hút thuốc lá khiến bệnh tình thêm phần nghiêm trọng, đặc biệt khiến bệnh diễn biến nhanh, tăng nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm như:
– Bệnh tim mạch và thận.
– Lưu lượng máu kém ở chân và bàn chân có thể dẫn đến nhiễm trùng, loét và cắt cụt chi (có thể cắt bỏ một phần cơ thể bằng phẫu thuật, chẳng hạn như ngón chân hoặc bàn chân)
– Bệnh võng mạc (một bệnh về mắt có thể gây mù)
– Bệnh thần kinh ngoại biên (dây thần kinh bị tổn thương ở cánh tay và chân gây tê, đau, yếu và phối hợp kém)
– Hút huốc lá và tiểu đường là hai trong số những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Khi hút thuốc, một lượng carbon dioxin từ khói thuốc vào cơ thể, chất này ngăn cản ôxy kết hợp với hồng cầu.
– Điều này khiến cơ thể tăng sản xuất hồng cầu, lâu dần sẽ tăng biến chứng suy thận, mù mắt, hoại tử bàn chân, đột quỵ ở người bệnh tiểu đường.
– Tỉ lệ tử vong và bệnh lý tim mạch ở người mắc bệnh tiểu đường mà hút thuốc cao gấp hai lần so với người không hút thuốc.
– Không những vậy, Nicotine vào máu gây co thắt những mạch máu nhỏ, làm chậm sự hấp thụ của insulin khi tiêm, khiến việc kiểm soát đường huyết ở người bệnh sử dụng insulin càng trở nên khó khăn hơn.
– Với những sản phụ bị mắc tiểu đường, đây còn là nguyên nhân của việc sảy thai, sinh non.
– Hút thuốc lá cũng làm tăng nguy thừa cân béo phì.
– Trong thừa cân béo phì là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ đái thao đường vì làm gia tăng cortisol do thượng thận tiết ra, gây ra đề kháng insulin, từ đó làm giảm thu nạp đường vào tế bào làm tăng đường huyết và bệnh tiểu đường xuất hiện là điều khó tránh khỏi.
– Hút thuốc lá cũng làm tăng stress Ôxít hóa (xảy ra khi khói thuốc lá kết hợp với Oxygen trong cơ thể), từ đó làm tổn thương tế bào làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường.
Ảnh minh họa
Cách phòng tránh và giảm biến chứng của bệnh tiểu đường
– Chế độ ăn uống hợp lý bằng cách giảm đường, chất béo, đặc biệt các loại thực phẩm đóng hộp, thức ăn sẵn, nước ngọt,… Tăng lượng khoai tây, cá, rau củ và các loại đậu trong thực đơn hàng ngày giúp bệnh nhân tiểu đường giữ được lượng đường trong máu ở mức ổn định.
– Cai thuốc lá càng sớm càng tốt sẽ giúp loại bỏ được một trong số những tác nhân gây bệnh.
– Ưu tiên tập thể dục như một cách để giảm cân. Dù trọng lượng của bạn là bao nhiêu thì tập thể dục vẫn là một phần quan trọng trong việc duy trì lượng đường và sức khỏe bản thân.
– Tự trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh tiểu đường
– Đi khám định kỳ kiểm tra sức khỏe phát hiện bệnh sớm, nếu đã mắc bệnh tiểu đường thì nên lên lịch định kỳ hẹn gặp bác sĩ để theo dõi nước tiểu và máu.