Hà Tĩnh có nguồn nhân lực chất lượng cao, tiềm năng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
Hà Tĩnh có nguồn nhân lực chất lượng cao, tiềm năng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, Hà Tĩnh có nguồn nhân lực chất lượng cao, có tiềm năng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, do đó cần ưu tiên đầu tư phát triển và cần có sự vào cuộc tất cả các cấp và tăng chi cho hoạt động KH&CN và ĐMST.
Chiều 9/5, Sở KH&CN và Viện Kinh tế Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo (ĐMST) của doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn Hà Tĩnh và giải pháp chính sách”.
Theo đó, Hội thảo nhằm đánh giá thực trạng ĐMST doanh nghiệp, hợp tác xã Hà Tĩnh theo các tiêu chí toàn diện, phù hợp với điều kiện phát triển của kinh tế Hà Tĩnh thông qua tham khảo các báo cáo, nghiên cứu về năng lực ĐMST của Hà Tĩnh; các yếu tố khách quan, chủ quan tác động lên năng lực ĐMST và phân tích kết quả khảo sát doanh nghiệp, hợp tác xã trong nước trên địa bàn. Từ đó, đưa ra các giải pháp chính sách hữu ích cho Hà Tĩnh để nâng cao năng lực ĐMST.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tham luận, trao đổi về tình hình, vị thế về ĐMST và năng lực ĐMST của Hà Tĩnh; những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực ĐMST của doanh nghiệp, HTX theo ngành; những ưu điểm, nhược điểm của cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, ĐMST hiện nay; điểm nghẽn lớn nhất trong phát triển doanh nghiệp, ĐMST và những giải pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp…
Theo các chuyên gia Viện Kinh tế Việt Nam, năng lực ĐMST của Hà Tĩnh nhìn từ góc độ quốc gia hiện nay còn thấp. Theo bảng xếp hạng chỉ số ĐMST năm 2023, Hà Tĩnh đứng thứ 42 của cả nước, đứng thứ 11 trong vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ (theo cách tiếp cận tăng trưởng dựa trên ĐMST).
Các chuyên gia cũng cho rằng, Hà Tĩnh có nguồn nhân lực chất lượng cao, có tiềm năng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, do đó cần ưu tiên đầu tư phát triển.
Các giải pháp chính sách nhằm nâng cao năng lực ĐMST được đề xuất như: chính sách cần được thiết kế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tỉnh; cần có sự vào cuộc tất cả các cấp trong cải cách môi trường kinh doanh nói chung và các hoạt động liên quan ĐMST và KHCN nói riêng; tăng chi cho hoạt động KH&CN và ĐMST.
Hà Tĩnh cũng cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn các mối liên kết doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI và các địa phương thông qua các dự án liên kết; sự liên kết kinh doanh giúp thúc đẩy ĐMST, nhất là ĐMST mở – hình thức rất cần thiết cho sản sinh ĐMST và cạnh tranh; đầu tư nâng cao năng lực của các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn theo hướng ưu tiên cho ĐMST.
Đặc biệt, Hà Tĩnh có tiềm năng lớn trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), có nguồn nhân lực chất lượng cao nên cần ưu tiên đầu tư phát triển. Cùng đó cần nâng cao năng lực của các cơ sở nghiên cứu KH&CN trong tỉnh theo hướng tận dụng những xu hướng công nghệ chính và lợi thế của địa phương, khu vực miền Trung và Việt Nam; đầu tư đủ mạnh, có trọng điểm để ươm dưỡng, phát triển công nghệ tiên tiến.
Đồng thời, thúc đẩy các sản phẩm OCOP, nhất là sản phẩm 4 sao trở lên. Quan tâm đúng mức tới khó khăn trong thúc đẩy tăng trưởng dựa trên ĐMST trong bối cảnh mới…
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị