Sự tham gia của thanh niên đối với năng suất toàn diện (Phần 1)
Thanh niên là đối tượng dễ bị “tổn thương” trên thị trường lao động do thiếu hụt về kỹ năng, kinh nghiệm, khả năng, nguồn lực tài chính cần thiết để tìm kiếm công việc. Hệ quả của khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu từ năm 2007, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp trên toàn thế giới đã tăng thêm 6,6 triệu người từ năm 2008 đến năm 2009. Đồng thời với sự lan rộng của COVID-19, tình trạng việc làm của thanh niên càng trở nên tồi tệ hơn nhiều so với các nhóm tuổi khác.
Theo báo cáo thống kê nhân khẩu học thế giới của Liên Hợp Quốc (UN), 58,9% thanh niên trên thế giới sinh sống tại châu Á vào năm 2020 và tỷ lệ này dự báo sẽ giảm xuống còn 55,6% vào năm 2030. Lao động trẻ là những đối tượng đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19 trong mọi lĩnh vực.
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng chỉ ra rằng tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên là 8,7% trong khi ở người trưởng thành là 3,7%. Phần lớn thanh niên không phải do thất nghiệp, mà do họ từ chối hoặc trì hoãn việc tham gia vào thị trường lao động. Do đó, hầu hết nhóm này không xuất hiện trên thị trường lao động. Tuy vậy, ảnh hưởng của khủng hoảng đã làm cho mối quan hệ giữa thanh niên và thị trường việc làm ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Và khi số lượng nhóm thanh niên này tăng thì việc tái thu hút thanh niên vào lực lượng lao động càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Năng suất là thước đo quan trọng đối với hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp và quốc gia. Việc tăng năng suất công sẽ mang lại mức lương cao hơn cho người lao động. Từ đó có thể nâng cao mức sống của các hộ gia đình và đảm bảo việc chi tiêu các loại hàng hóa và dịch vụ. Tăng năng suất cũng có thể giúp doanh nghiệp cải thiện lợi nhuận của họ.
Theo UN, khu vực châu Á ước tính sẽ duy trì thị trường kinh tế với một nửa dân số thế giới trong ít nhất 30 năm tới. Tuy nhiên, khu vực này sẽ ghi nhận sự khác biệt về nhân khẩu học giữa các quốc gia. Một số quốc gia gặp khó khăn trong việc đối phó với tình trạng già hóa dân số, trong khi quốc gia khác lại đang hưởng lợi từ cơ cấu dân số vàng.
Đối với việc tăng cường khả năng lao động của thanh niên, tính toàn diện và năng suất là một trong những thách thức quan trọng nhất mà chúng ta phải đối mặt. Với những bài học kinh nghiệm trong quá khứ về phát triển kinh tế, khi GDP bình quân đầu người của một quốc gia tăng lên (nghĩa là kinh tế phát triển) và trong giai đoạn đầu của sự phát triển, hiện tượng bùng nổ thanh niên trở nên phổ biến tại các quốc gia đang phát triển. Điều này xảy ra khi các quốc gia đạt được thành công trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, đồng thời duy trì tỷ lệ sinh cao ở phụ nữ.
Tại châu Á thì Ấn Độ và Bangladesh đã trải qua biến đổi lớn về nhân khẩu học trong những thập kỷ gần đây và sự thay đổi này cũng dần trở nên rõ hơn tại Pakistan. Một số ý kiến cho rằng sự thay đổi về nhân khẩu học ở Bangladesh, Ấn Độ và Pakistan từ năm 1990 đến 2040 chủ yếu do chuyển đổi về tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử vong, trong khi tác động của di cư đến nhân khẩu học có thể không đáng kể tại cả ba quốc gia này. Do đó, phần lớn dân số của các quốc gia này bao gồm trẻ em, thanh niên và trẻ em ngày nay sẽ là thanh niên trong tương lai.
Sự tăng trưởng của năng suất lao động có sự dao động tại nhiều nền kinh tế thành viên của APO. Một số quốc gia như Ấn Độ và Việt Nam đã duy trì sự tăng trưởng liên tục của năng suất lao động trong thời gian qua. Việc thu hút thanh niên nhằm tăng số lượng lao động là rất quan trọng, đặc biệt là những nơi đang đối mặt với hiện tượng bùng nổ thanh niên. Tuy nhiên, tại một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan lại phải đối mặt với xã hội già hóa, với tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên vượt quá 14%. Một nền kinh tế già hóa cần chú trọng tới việc cải thiện năng suất lao động đồng thời duy trì sự tham gia của thanh niên trong quá trình phát triển bền vững. Với dân số đang già hóa, việc theo đuổi năng suất toàn diện có thể là một thách thức lớn đối với nhiều quốc gia trong tương lai.
Đoàn thanh niên Ủy ban TCĐLCLQG nghe phổ biến nhiệm vụ công tác trọng tâm của Ủy ban và tham gia chia sẻ, đóng góp ý kiến.
Nhằm giới thiệu các sáng kiến chính sách để tăng cường sự tham gia của thanh niên một cách có hiệu quả vào hoạt động kinh tế, trang bị cho thanh niên các kỹ năng phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động, tạo ra một môi trường kinh tế – xã hội để tăng cơ hội việc làm cho thanh niên, nêu cao vai trò của chính phủ, ngành công nghiệp và giới học thuật trong việc hỗ trợ quá trình chuyển tiếp từ trường học đến việc làm và đào tạo kỹ năng công nghiệp mới.
Phần 2 của chuỗi bài viết này sẽ phân tích hai yếu tố ảnh hưởng đến năng suất toàn diện là số lượng lao động và chất lượng lao động; Phần 3 là các ví dụ thực hành tốt nhằm cải thiện công ăn việc làm cho thanh niên ở Nhật Bản hiện nay; Phần 4 là ba sáng kiến chính sách nhằm nâng cao và cải thiện tỷ lệ việc làm cho thanh niên được xây dựng dựa trên thực tiễn về thanh niên của Nhật Bản.
Theo Tầm nhìn APO giai đoạn 2021 – 2025, cụm từ năng suất “toàn diện” nhấn mạnh vào 2 điểm sau: Một là, các thành phần kinh tế và xã hội đều cùng nỗ lực tăng năng suất quốc gia sẽ đảm bảo tất cả nguồn lực sẵn có đều được sử dụng đầy đủ để tạo ra của cải cũng như có sự cam kết của các thành phần đối với cải thiện năng suất. Đồng thời tăng cường khả năng phục hồi và sự sẵn sàng của nền kinh tế, xã hội trước những thách thức toàn cầu như đại dịch. Hai là, thành quả của việc cải thiện năng suất sẽ được phân phối công bằng, đảm bảo sự tham gia liên tục của các bên liên quan vào chương trình nghị sự về năng suất quốc gia cũng như được “tận hưởng” sự thịnh vượng lớn hơn được tạo ra.
(còn tiếp)
Đoàn thanh niên Ủy ban TCĐLCLQG dịch từ:
Dr. Akira Murata (2022), Productivity Insights Vol. 2-7, Inclusive Productivity: Engaging the Youth. Asian Productivity Organization (APO).