NASA: Sẽ có đường sắt đầu tiên trên mặt trăng vào năm 2030?

NASA: Sẽ có đường sắt đầu tiên trên mặt trăng vào năm 2030?

Điểm nổi bật của công nghệ này là các đường ray không cố định. Chúng được trải trực tiếp lên đá regolith trên mặt trăng.

Dự án có tên là FLOAT (Flexible Levitation on a Track), có nghĩa là “Linh hoạt trên đường ray” sẽ là hệ thống đường sắt được vận hành trên mặt trăng. Mục tiêu là di chuyển trọng tải đến và đi từ khu vực hạ cánh của tàu vũ trụ đến căn cứ và vận chuyển đá mặt trăng (regolith) từ địa điểm khai thác đến nơi để xây dựng. FLOAT đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động hàng ngày của căn cứ trên mặt trăng vào những năm 2030.

Điểm nổi bật của công nghệ này là các đường ray không cố định. Chúng được trải trực tiếp lên đá regolith trên mặt trăng. Robot bay di chuyển trên đường ray, không có bánh xe. Đây là một lợi thế vì không phải đối mặt với lớp đất đá sắc nhọn và sát thương của mặt trăng.

Rãnh màng linh hoạt được làm bằng một lớp than chì cho phép bay lên bằng từ tính, trong khi mạch linh hoạt tạo ra lực đẩy điện từ. Lớp thứ ba là một tấm pin mặt trời nên khi có ánh sáng mặt trời, hệ thống không cần đến năng lượng bên ngoài.

tm-img-alt
Mô phỏng hệ thống đường sắt trên Mặt Trăng. Ảnh: DALL-E3

Mặc dù các robot có thể có kích cỡ khác nhau nhưng nhóm nghiên cứu ước tính rằng 100 tấn vật liệu có thể được di chuyển nhiều km mỗi ngày trên mặt trăng.

FLOAT là một trong sáu dự án Khái niệm Tiên tiến Sáng tạo (NIAC) của NASA đã chuyển sang giai đoạn II. FLOAT giai đoạn II sẽ tập trung vào thiết kế và sản xuất phiên bản thu nhỏ để thử nghiệm trên môi trường tương tự như mặt trăng.

Những dự án này đã nhận được kinh phí 600.000 USD để tiếp tục nghiên cứu tính khả thi. Người đứng đầu dự án FLOAT là Ethan Schaler, từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA.

Nếu khả thi, đây có thể là cơ sở hạ tầng quan trọng trên mặt trăng ngay sau những năm 2030.

Hải Đăng (T/h)

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích