Thể chế đầy đủ thực tiễn vào nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Phân biệt dự án phòng, chống sạt lở bờ biển với dự án lấn biển

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Nghị định quy định rõ: Các địa phương không tổ chức HĐND cấp huyện thì UBND cấp huyện trình cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh để thẩm định quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; trường hợp không phải lập quy hoạch sử dụng đất thì cấp huyện căn cứ vào quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu được phê duyệt để tổ chức thực hiện; rà soát, sửa đổi tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất đối với đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất trồng cây lâu năm, đất khu công nghiệp.

Thể chế đầy đủ thực tiễn vào nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai- Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ TN&MT phối hợp với Bộ KH&ĐT, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT để xây dựng bộ tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đối với từng loại đất (trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất khu công nghiệp…) – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Dự thảo Nghị định cũng bổ sung quy định về xử lý chuyển tiếp đối với trường hợp chủ đầu tư dự án xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bờ biển để không làm ảnh hưởng đến diện tích đất đã được Nhà nước giao, cho thuê thực hiện dự án. Theo đó, quỹ đất hình thành từ công trình phòng, chống sạt lở bờ biển và liền kề với diện tích đất chủ đầu tư đang sử dụng được Nhà nước giao, cho thuê mà không phải đấu giá, đấu thầu.

Phó Thủ tướng yêu cầu cơ quan soạn thảo tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại những cuộc họp trước, trích lục đầy đủ văn bản pháp luật liên quan nhằm phân biệt dự án phòng, chống thiên tai và dự án lấn biển, vừa khuyến khích, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, chủ đầu tư xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bờ biển nhưng cũng xác định đúng giá trị diện tích đất hình thành từ hoạt động này.

Tiêu chí phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất phải mang tính định lượng.

Về quy định các trường hợp bất khả kháng không áp dụng quyết định thu hồi đất, các ý kiến đề nghị chỉnh sửa lại thành quy định về các trường hợp chậm tiến độ sử dụng đất được xem xét kéo dài dự án. Đại diện Bộ Tư pháp, Bộ KH&ĐT cho rằng cần dẫn chiếu đầy đủ quy định về trường hợp bất khả kháng trong Bộ luật Dân sự; những trường hợp do nguyên nhân khách quan, chủ quan của cơ quan quản lý (thay đổi quy hoạch, chính sách đầu tư, thu hồi đất trái pháp luật…); các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Thảo luận nguyên tắc, tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho địa phương, đại diện UBND tỉnh Thái Bình kiến nghị việc xác định chỉ tiêu phân bổ đất lúa cần căn cứ vào quy hoạch của tỉnh đã được phê duyệt, yêu cầu bảo đảm an ninh lương thực. Đại diện UBND tỉnh Đồng Tháp mong muốn có chính sách hỗ trợ người khai thác, sử dụng đất lúa.

Tương tự, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng tiêu chí quan trọng để giao chỉ tiêu sử dụng đất công nghiệp cần căn cứ vào quy hoạch tỉnh, kết hợp tỉ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp.

Phó Thủ tướng yêu cầu tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất cho địa phương phải cụ thể, có tính định lượng, phù hợp với thực tế. Bộ TN&MT phối hợp với Bộ KH&ĐT, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT để xây dựng bộ tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đối với từng loại đất (trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất khu công nghiệp…).

Thể chế đầy đủ thực tiễn vào nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai- Ảnh 5.

Thể chế đầy đủ thực tiễn vào nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai- Ảnh 3.

Thể chế đầy đủ thực tiễn vào nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai- Ảnh 4.

Cuộc họp được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tại UBND 63 tỉnh, thành phố – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Địa phương quy định trình tự, thủ tục cho thuê đất ngắn hạn

Cơ quan soạn thảo tiếp thu ý kiến của UBND TP. Hà Nội về bổ sung quy định nguồn thu từ cho thuê ngắn hạn quỹ đất đối với nguồn thu tài chính của Trung tâm phát triển quỹ đất. Tuy nhiên, lãnh đạo Trung tâm phát triển quỹ đất TPHCM kiến nghị bỏ quy định phê duyệt danh mục các khu đất, thửa đất và giá đất cho thuê ngắn hạn, và giao Chủ tịch UBND Thành phố chịu trách nhiệm về trình tự, thủ tục minh bạch, công khai, bảo đảm lợi ích của Nhà nước.

Các đại biểu đã thảo luận, thống nhất trình tự, thủ tục, quy định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, trong đó, việc xác nhận hoàn thành nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thực hiện theo pháp luật về quản lý thuế và gửi thông báo kết quả đến cơ quan quản lý đất đai; làm rõ trường hợp cần đặt hàng, giao nhiệm vụ, hay đấu thầu lựa chọn tư vấn lập kế hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM Lê Hoàng Châu kiến nghị quy định giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất (diện tích đất) nhỏ hẹp, xen kẹt cần chỉnh sửa theo hướng Nhà nước sẽ đấu giá sau khi đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật, qua đó làm tăng giá trị của thửa đất (diện tích đất) nhỏ hẹp, xen kẹt.

Thể chế đầy đủ thực tiễn vào nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai- Ảnh 6.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ TN&MT tiếp thu đầy đủ, khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Nghị định chỉ hướng dẫn những điểm mới, chưa được quy định

Nhằm bảo đảm ổn định chính sách, môi trường đầu tư khi quy định về miễn, giảm tiền thuê đất (liên quan đến trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá, đấu thầu), Phó Thủ tướng yêu cầu cơ quan soạn thảo phối hợp với Bộ KH&ĐT nghiên cứu, chỉnh lý và xin ý kiến thành viên Chính phủ về chuẩn hoá khái niệm miễn, giảm tiền thuê đất, còn đối với các dự án đầu tư thuộc những lĩnh vực ưu tiên, địa bàn khó khăn được giao đất không thông qua đấu thầu, đấu giá, trường hợp có từ 2 nhà đầu tư trở lên thì thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

Trong quy định điều khoản thi hành, Bộ TN&MT kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều, mục của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch liên quan đến trình tự, thủ tục, hồ sơ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đai, đất quốc phòng, đất an ninh.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc đề nghị chỉ sửa đổi những điểm mà pháp luật về quy hoạch chưa hướng dẫn.

“Tinh thần là nghị định chỉ hướng dẫn những điểm mới của Luật Đất đai, chưa có trong các văn bản pháp luật và sẽ tự động hết hiệu lực khi bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật chuyên ngành”, Phó Thủ tướng nêu nguyên tắc.

Nguồn: hoanhap.vn

Bạn cũng có thể thích