Sai lầm “đốt ví” bà nội trợ

Sai lầm “đốt ví” bà nội trợ

Nhiều người có thói quen mua sắm và tích trữ thực phẩm quá mức cần thiết, dẫn đến sự lãng phí không nhỏ về thời gian cũng như tiền bạc. Vậy đâu là lỗi sai khiến người tiêu dùng “rỗng ví” sau mỗi lần mua thực phẩm?

Không biết chi bao nhiêu cho thực phẩm

Chuyên gia quản lý ngân sách gia đình Rob Bertman (Mỹ) cho rằng muốn giảm chi phí thực phẩm không cần thiết, bước đầu phải tìm hiểu xem bản thân và gia đình hiện đang chi bao nhiêu cho thực phẩm

”Đôi khi, nhiều người lên kế hoạch dành một khoảng ngân sách nhất định cho việc mua sắm, nhưng khó thực hiện vì không biết mình đang chi bao nhiêu”, ông nói.

Ví dụ, nếu mục tiêu của một gia đình là chỉ chi 400 USD mỗi tháng cho hàng tạp hóa và đoán thường chi 600 USD, trong khi thực tế đang chi tới 1.000 USD thì ngân sách khó duy trì và cần một số thay đổi lớn hơn.

Khi bạn biết mình hiện đang chi bao nhiêu bằng cách giữ lại biên lai các lần đi mua sắm, hãy nghĩ cách để giảm số tiền đó sao cho hợp lý. Thay vì cố cắt giảm mạnh mẽ tất cả chi tiêu cùng một lúc, Bertman khuyên nên thực hiện những thay đổi nhỏ, từ từ tăng lên, bắt đầu cắt giảm từ những món đồ mua theo cảm xúc đến những món đồ không thật sự cần thiết tới những món đồ giá trị hơn.

y1

Ảnh minh họa

Không lập kế hoạch ăn uống

Beth Moncel, người sáng lập công ty về tiết kiệm ngân sách Budget Bytes (Mỹ), cho rằng một trong những sai lầm khi mua sắm phổ biến nhất là không lập kế hoạch bữa ăn hoặc dự tính chính xác thứ bạn mua.

Đặc biệt, nhiều người mua thực phẩm nông sản họ muốn ăn nhưng lại không dùng đến. ”Nên lên lịch thời điểm bạn chuẩn bị và nấu món đó”, cô nói.

Bertman cũng là người rất tin tưởng vào việc lập kế hoạch bữa ăn, nhưng ông nhấn mạnh nên thực tế. Nhiều người chuẩn bị sẵn một kế hoạch bữa ăn tuyệt vời cho cả tuần, nhưng đi làm về quá mệt không thể nấu, có thể lại đặt bữa ăn sẵn. ”Quan trọng là phải thực tế về thời gian và dự định của bạn”, Bertman nói.

Không kiểm tra tủ lạnh trước

Trước khi mua sắm, Tiffany Doerr Guerzon, tác giả cuốn sách hướng dẫn cách chi tiêu tiết kiệm khi mua hàng tạp hóa ”Save Money on Groceries Without Losing Your Mind” khuyên nên tự kiểm tra tủ lạnh, tủ đông và tủ đựng thức ăn. Bằng cách đó, bạn sẽ không mắc sai lầm khi mua sắm khiến lượng thực phẩm dự trữ trong nhà quá nhiều đến mức hết hạn mà không hay biết.

Một cách khác để giảm sự lãng phí là thử thách bản thân chỉ dùng những thực phẩm có sẵn trong nhà vài tháng một lần, thay vì mua thêm.

Bạn có thể sẽ cần mua những mặt hàng tươi sống như trứng và sữa, nhưng hầu hết mọi người đều ngạc nhiên về những gì họ có trong tủ đựng thức ăn, tủ lạnh và tủ đông.

y3

Ảnh minh họa

Chọn thịt làm món trung tâm của bữa ăn

Nếu không muốn giảm tiêu thụ thịt vì lý do đạo đức hoặc sức khỏe, hãy làm điều đó vì ví tiền. Dù không từ bỏ thịt hoàn toàn, cả Moncel và Guerzon đều cho rằng cắt giảm thịt có thể giúp bạn tiết kiệm tiền.

Thay vào đó, có thể sử dụng các loại protein có nguồn gốc thực vật như đậu lăng, đậu xanh và các loại đậu rẻ hơn thịt, vừa tốt cho sức khỏe, vừa giảm chi phí thực phẩm.

Chỉ mua sản phẩm tươi

Trái cây và rau quả rất ngon và tốt cho sức khỏe, nhưng một số có thể bị hỏng nhanh. Với những mặt hàng nông sản dễ bị hỏng trước khi ăn đến, Moncel và Guerzon khuyên nên mua đông lạnh.

Đông lạnh làm thay đổi kết cấu nhưng hầu như không ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Ngoài ra, người tiêu dùng nên biết chính xác mình sẽ dùng thực phẩm tươi sống thế nào trước khi bị hỏng. Moncel khuyên ghi nhớ điều này khi lập kế hoạch cho bữa ăn và tập trung vào các loại rau đa năng có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau.

y2

Ảnh minh họa

Mua những lọ gia vị nhỏ xíu đắt tiền

Guerzon khuyên nên mua nhiều gia vị khi nấu ăn thường xuyên. Việc mua số lượng lớn gia vị được chuyên gia xem là mẹo tiết kiệm chi phí thay vì mua nhỏ lẻ. Ngoài ra, các mặt hàng đựng thức ăn khác cần mua với số lượng lớn bao gồm các sản phẩm ngũ cốc như mì ống khô, yến mạch cán và gạo.

Mua món đồ đầu tiên nhìn thấy khi ngang tầm mắt trên kệ

Bản chất con người là mong muốn mua nhanh khiến chúng ta dễ mắc sai lầm khi mua sắm là chỉ chọn những mặt hàng trong tầm mắt. Các cửa hàng biết điều này nên cố tình đặt những thứ đắt tiền hơn ở đó.

Tuy nhiên, nếu tỉ mỉ lựa chọn, kiểm tra giá các mặt hàng trên và dưới tầm mắt có thể giúp bạn mua được sản phẩm tương tự với giá cả tốt hơn.

Bạn cũng có thể thích