Nhật Bản: Dự trữ gạo trước nguy cơ nắng nóng kéo dài
Nhật Bản: Dự trữ gạo trước nguy cơ nắng nóng kéo dài
Năm ngoái là năm nóng kỷ lục ở Nhật Bản, góp phần khiến sản lượng lúa gạo chất lượng cao giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Chính phủ Nhật dự trữ 1 triệu tấn gạo, tương đương khoảng 14% lượng gạo tiêu thụ hằng năm ở Nhật Bản. Ngoài ra, các đơn vị tư nhân cũng đang trữ từ 1 triệu đến 3 triệu tấn gạo trong kho của họ.
Khi nông dân trồng lúa Nhật Bản chuẩn bị cho một vụ trồng trọt mới, nhiều người hy vọng rằng trong mùa hè năm nay, điều kiện thời tiết sẽ bớt khắc nghiệt như hồi năm 2023.
Ví dụ, tỉnh Niigata, thường được biết đến là khu vực trồng lúa hàng đầu của Nhật Bản, đã trải qua một trong vụ thu hoạch lúa thất bát nhất cả nước vào năm ngoái.
Theo ôngToru Tanabe, một quan chức của thành phố Agano, cho biết: “Nhiệt độ cao và lượng mưa thấp đã dẫn đến các hạt bị “phấn” hoặc nứt nẻ”. Ông nhấn mạnh rằng việc giảm hàm lượng gạo không tương ứng với việc giảm hương vị nhưng nhiều người lo ngại rằng mùa hè ngày càng thiêu đốt ở Nhật Bản có thể có tác động tiêu cực đến năng suất và chất lượng.
Năm ngoái là năm nóng kỷ lục ở Nhật Bản, góp phần khiến sản lượng lúa gạo chất lượng cao giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Những mùa hè nóng nực như vậy ngày càng xuất hiện nhiều hơn khi hiện tượng nóng lên toàn cầu ngày càng gia tăng; Nhật Bản đang chứng kiến xu hướng nhiệt độ cao liên tục trong những năm gần đây, trong đó giai đoạn 2019-2023 được xếp hạng là 5 năm nóng nhất trong lịch sử.
Trong bối cảnh đó, các nhà quản lý và nhà nghiên cứu của Nhật Bản mong muốn tìm hiểu những tác động mà sự nóng lên sẽ gây ra đối với cây lúa và những tác động đối với an ninh lương thực của đất nước mặt trời mọc.
Mặc dù các chuyên gia cho rằng biến đổi khí hậu khó có thể gây ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung gạo nói chung của Nhật Bản, nhưng nắng nóng khắc nghiệt vẫn đe dọa làm giảm chất lượng ngũ cốc và ảnh hưởng tới thu nhập của nông dân.
Điều đó buộc nông dân phải thích nghi và việc giới thiệu rộng rãi các giống lúa chịu nhiệt được coi là chìa khóa để ngăn ngừa thiệt hại do hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Nhật chuẩn bị cho an ninh lương thực
An ninh lương thực là đảm bảo để tất cả mọi người được tiếp cận với thực phẩm đầy đủ, an toàn và bổ dưỡng. Vấn đề này đang suy giảm mạnh trên toàn cầu do ảnh hưởng của nhiệt độ tăng và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu gây ra.
Theo Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, gạo là nền tảng của an ninh lương thực ở Nhật Bản. Ngày nay, tỷ lệ tự cung tự cấp gạo của Nhật Bản là gần 100%, so với 38% về lương thực nói chung, tính theo calo. Do đó, Bộ gọi các biện pháp thích ứng để bảo vệ sản xuất lúa gạo khỏi tác động của biến đổi khí hậu là “không thể thiếu”.
Theo ông Ryuhei Kanda, Phó trưởng Phòng ngũ cốc thuộc Cục trồng trọt của Bộ, giải thích: “Về mặt an ninh lương thực, chúng tôi cơ bản sẽ ổn ngay cả trong trường hợp xảy ra thảm họa, vì chính phủ vẫn duy trì dự trữ gạo”.
Người Nhật không lạ gì với thời tiết có ảnh hưởng lớn đến sản xuất lúa gạo. Năm 1993, một mùa hè mát mẻ bất thường đã khiến sản lượng thu hoạch lúa gạo của Nhật Bản giảm khoảng 1/4, khiến chính phủ lúc bấy giờ phải xuất 400.000 tấn từ kho dự trữ và buộc phải nhập khẩu khẩn cấp. Dựa trên kinh nghiệm đó, chính phủ hiện dự trữ 1 triệu tấn gạo, tương đương khoảng 14% lượng gạo tiêu thụ hằng năm ở Nhật Bản trong những năm gần đây. Ngoài ra, các đơn vị tư nhân cũng đang trữ từ 1 triệu đến 3 triệu tấn gạo trong kho của họ.
Tuy nhiên, vào năm 2021, họ đã điều chỉnh lại dự đoán của mình dựa trên dữ liệu mới. Ông Toshihiro Hasegawa, đồng tác giả của cả hai báo cáo và là nhà khoa học điều hành tại Viện Khoa học Môi trường Nông nghiệp của NARO, cho biết: “Kết quả thí nghiệm của chúng tôi chỉ ra rằng, khi nhiệt độ không khí tăng lên, tác động tích cực của nồng độ CO2 cao đến năng suất ngũ cốc sẽ giảm dần”.
Một số yếu tố khác, gồm độ ẩm, cũng ảnh hưởng đến năng suất lúa. Ông Hasegawa lưu ý rằng điều quan trọng là phải hiểu biết chi tiết về các điều kiện khí tượng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lúa gạo ở từng vùng để xác định các “điểm nóng” có nguy cơ cao.
Hải Đăng (T/h)
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị