Tại sao xu hướng “chữa lành” lại được giới trẻ ưa chuộng?

Tại sao xu hướng “chữa lành” lại được giới trẻ ưa chuộng?
Xu hướng “chữa lành” hay còn gọi là “healing” trở thành trào lưu tự chăm sóc sức khỏe tinh thần. Ảnh minh họa.

Trong bối cảnh xã hội hiện đại đầy biến động và khó lường, trạng thái lo âu đã trở thành một hiện tượng tâm lý ngày càng phổ biến, khiến nhiều người phải đối mặt với cảm giác mất mát, không an toàn, lo sợ, cô độc và thiếu vững chắc về tương lai. Xã hội hiện đại với những bất định không ngừng gia tăng và các mâu thuẫn nội tại đang là nguồn gốc sâu xa của những rối loạn tâm trí. Đáng chú ý, một thực tế ngày nay là sự phát triển mạnh mẽ của “văn hóa chia sẻ trực tuyến” trên các nền tảng mạng xã hội, cùng với đó là sự lan rộng của thông tin, hình ảnh có thể khiến tình trạng lo lắng này càng trở nên trầm trọng hơn, tạo thành một chuỗi phản ứng không dừng nghỉ trong cộng đồng.

Trước tình trạng “hố đen” lo âu này, giới trẻ không tìm cách lẩn tránh. Họ tìm đến nhiều phương pháp tự chữa lành bằng các hình thức đa dạng như liệu pháp thiền định, chữa bệnh bằng màu sắc, liệu pháp pha lê, du lịch chữa lành, sống gần với thiên nhiên, đọc tarot và nghệ thuật trị liệu… Sự ra đời của trào lưu chữa lành như một phương thức tự giác phục hồi sức khỏe tinh thần, là bước tiếp cận mới trong việc ứng phó với những áp lực tâm lý, đánh dấu một xu hướng mới trong việc thực hành tự chăm sóc bản thân và chiều sâu tâm linh.

S xâm nhp, lo lng và s xut hin ca xu hướng “chữa lành”

Trong quá trình “sự tiến hóa” kiến thức và bản thân, nhiều người đang phải chật vật để tìm lại ý nghĩa sống, tái định hình giá trị, và khẳng định quyền lực cá nhân, khi mà cuộc sống đôi khi dẫn dắt họ vào những quỹ đạo “hư vô”, “cô độc”, và “trống rỗng” của nội tâm. Khái niệm “sự thoái hóa”, “996” – một chuẩn làm việc chỉ mệt mỏi từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày một tuần – cùng với sự săn đón “hiệu quả” mạnh mẽ là bộ mặt khắc nghiệt của sự phát triển không ngừng, nơi áp lực thường trực đều đặn đánh gục nhiều người bằng những nỗi lo lắng ám ảnh từ công việc cho đến đời sống gia đình.

Thống kê y tế cho thấy, mỗi năm số lượng người mắc các chứng lo âu tinh thần luôn ở mức đáng báo động, ảnh hưởng sâu rộng tới sức khỏe thể chất và tinh thần, dẫn đến các vấn đề như rối loạn cảm xúc, mất ngủ, căng thẳng trong mối quan hệ… là hệ quả của sự phát triển mà cũng chính là động lực của xã hội hiện đại.

Thời hiện đại, không chỉ biểu hiện qua văn hóa – xã hội, mà còn qua cảm nhận và kỳ vọng tâm lý, giá trị, thái độ và cách thức ứng xử của con người, đã mang đến sự khủng hoảng tinh thần mạnh mẽ, như nhà văn Alain de Botton từng nhắc đến: Nỗi lo lắng về địa vị xã hội trong hiện đại gia tăng theo tỷ lệ thuận với cơ hội thành công.

Trước thách thức của sự biến đổi không ngừng, đặc biệt là trong tâm lý công cộng hiện đại, khủng hoảng bản sắc, sự phức tạp, và thay đổi cuộc sống hằng ngày đều tiềm ẩn “chứng loạn thần kinh”, “lo lắng hiện sinh”, và “lo lắng đạo đức”. Trong bối cảnh đó, nhu cầu tìm kiếm sự yên bình nội tâm và chữa lành về mặt tinh thần lại càng gia tăng.

Nếu lướt qua các nền tảng tìm kiếm và truyền thông xã hội, không khó để thấy từ khóa liên quan đến chữa lành, đặc biệt là TikTok, từ khóa “chualanh”, “healing” thậm chí còn lọt Top 100 từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất tại Việt Nam. Ngoài ra, các hình thức chữa lành không phải là một hoạt động nhất định nào mà để chỉ các hoạt động giải tỏa tâm lý của giới trẻ, thường rất đa dạng từ nghe podcast chữa lành, du lịch chữa lành, các khóa thiền ngắn hạn, sống gần với thiên nhiên, bói bài tarot, đến các liệu pháp năng lượng khác đang trở thành trào lưu, thậm chí “mua cảm xúc” trực tuyến cũng dần trở thành thói quen.

Đây không chỉ là phương pháp điều trị hữu ích mà còn biểu hiện cho một tư duy biểu tượng mới – một hiện tượng văn hóa – trong việc tự chăm sóc sức khỏe tinh thần của con người trong kỷ nguyên thông tin.

Nhng xích mích ni tâm và lo âu “h đen”

Xích mích nội tâm và áp lực tinh thần – diễn đạt hiện trạng từ góc nhìn văn hóa và xã hội. Cuộc đua nội tâm tiềm ẩn giữa các cá nhân trong xã hội đã dần bộc lộ như một vấn đề nan giải, khi sự hòa hợp không còn là bản chất mà trở thành nguyên nhân gây ra một cuộc chiến thầm lặng mà không kém phần quyết liệt.

Nhiều người rơi vào tình trạng mất phương hướng, chìm đắm trong nỗi sợ hãi, cảm giác cô đơn, sự không an toàn và đặc biệt là lo lắng thái quá về tương lai không chắc chắn, dẫn đến việc chú trọng một cách cố chấp vào thành công và danh vọng.

Hiện tượng này gây ra một sự hao mòn tinh thần dữ dội, tạo nên một vòng xoáy khó thoát của mâu thuẫn nội tâm và lo âu kéo dài. Bên cạnh đó, văn hóa “tảng lờ” và “vô cảm” – thuật ngữ ám chỉ thái độ sống không quan tâm đến đời sống xung quanh hoặc thái độ “điềm tĩnh” trong mọi tình huống, đang ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Đây là biểu hiện của việc tìm kiếm sự thoát ly khỏi áp lực, cùng với đó là việc thể hiện sự thất vọng và bế tắc thông qua các nền tảng mạng xã hội.

Không thể không nhắc đến, văn hóa “chia sẻ mạng” ngày càng trở nên phổ biến, mang lại không chỉ sự kết nối mà còn tạo ra sự so sánh xã hội gay gắt. Điều này làm gia tăng các lo âu không cần thiết, đôi khi dẫn đến những hành động “chia sẻ mạng” đi kèm với mong muốn được an ủi tinh thần, sự bù đắp cảm xúc.

Nền văn hóa “chia sẻ trực tuyến” rộng rãi đang làm trầm trọng thêm nỗi lo âu, kéo dài chuỗi phản ứng của lo lắng khi các nền tảng như Facebook, TikTok, Zalo, Instagram, Loket, và nhiều dịch vụ trực tuyến khác trở thành kênh quan trọng cho việc thể hiện bản thân và thoả mãn tâm lý.

Phương tiện truyền thông đóng vai trò là người trung gian trong việc phổ biến sự lo âu khi sử dụng đa dạng hóa phương pháp định hình và tăng cường thông qua hình ảnh và tiếp thị trải nghiệm, từ đó tạo ra những “hố đen” của lo âu, kéo người dùng từ cái hố này đến cái hố khác.

Chúng ta cần nhận thức rõ ràng về những tác động tiêu cực của văn hóa “chia sẻ mạng” và sự can thiệp của phương tiện truyền thông nhằm hạn chế những nỗi lo âu không cần thiết, góp phần xây dựng một cộng đồng lành mạnh hơn trong bối cảnh công nghệ không ngừng phát triển.

Trong xã hội hiện đại ngày nay với những áp lực đặc thù như thành công, danh vọng, địa vị, giới trẻ đặc biệt là thế hệ Gen Z càng cảm thấy gánh nặng tâm lý nặng nề. Hồng Thủy, sinh viên năm cuối của Đại học Sư phạm Hà Nội, thuộc thế hệ Gen Z giải thích rằng sự ưa chuộng xu hướng “chữa lành” của giới trẻ có thể đến từ nhiều nguyên nhân.

Một trong những nguyên nhân chính là sự phổ biến của mạng xã hội và “văn hóa chia sẻ trực tuyến”, nơi mà mọi người thường bày tỏ cuộc sống hàng ngày của họ và những đạt được của bản thân, thúc đẩy sự so sánh xã hội và áp lực phải đạt được thành công nhanh chóng và hoàn hảo. Điều này tạo nên một chuỗi áp lực và lo âu không ngừng nghỉ, khiến cho nhiều người trẻ cần đến các phương pháp để “chữa lành” tâm lý và tìm kiếm sự cân bằng.

Thủy nói thêm rằng những phương pháp “chữa lành” như thiền, nghệ thuật trị liệu, liệu pháp màu sắc, tarot, và sống gần thiên nhiên không chỉ giúp giới trẻ giảm bớt áp lực và lo âu mà còn cung cấp công cụ để họ hiểu rõ hơn về bản thân và xử lý những mâu thuẫn nội tâm. Thêm vào đó, xu hướng “chữa lành” còn liên quan đến việc thành công và hiệu quả trở thành chuẩn mực xã hội mới, dẫn tới cuộc sống làm việc căng thẳng với ít không gian cho sự thư giãn và phản tư.

Do đó, các hoạt động “chữa lành” như du lịch chữa lành, nghe podcast, hoặc đơn giản là dành thời gian cho bản thân được xem là cách để đối phó với nền văn hóa này. Thủy cũng chia sẻ rằng thế hệ của cô không chỉ chịu các áp lực từ ngoại cảnh mà còn đối mặt với những xích mích nội tâm và khủng hoảng bản sắc mạnh mẽ.

Qua đó, nhu cầu chữa lành không chỉ xuất phát từ mong muốn loại bỏ cảm xúc tiêu cực mà còn để tìm lại ý nghĩa sống và tái định hình giá trị cá nhân trong một xã hội đầy biến động và không chắc chắn. Giới trẻ như Thủy tìm đến “chữa lành” như một cách để tự chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình, cải thiện chất lượng cuộc sống và đương đầu với thách thức của cuộc sống hiện đại.

Kim Quyên

Nguồn: Báo lao động thủ đô

Bạn cũng có thể thích