Bình Định: Doanh nghiệp được cấp phép bị ngăn cản, cát tặc thì lộng hành

Bình Định: Doanh nghiệp được cấp phép bị ngăn cản, cát tặc thì lộng hành

Điều lạ kì đang diễn ra tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định là hàng ngày người dân ngang nhiên xúc cát khi chưa được phép đi bán còn doanh nghiệp được cấp phép thì người dân phản đối, chính quyền thì không quyết liệt xử lý…

Vô tư xúc cát đi tiêu thụ

Thời gian gần đây, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam nhận được phản ánh về tình trạng người dân ngang nhiên chạy xe ra giữa bãi bồi của sông để xúc cát đi tiêu thụ mà không có cơ quan nào xử lý.

Để có thông tin khách quan những ngày đầu tháng 4/2024, PV đã có mặt tại xã Ân Hữu và xã Ân Tường Tây thuộc huyện Hoài Ân để thực tế.

tm-img-alt
Ngang nhiên đưa xe tự chế ra giữa sông xúc cát đi bán mà không có cơ quan chức năng nào cuộc xử lý. 

Đúng như những gì PV được phản ánh, tại khu vực giữa sông giáp ranh hai xã Ân Hữu và xã Ân Tường Tây thì từ lúc tờ mờ sáng cho đến khoảng 8h sáng hàng ngày người dân nơi đây ngang nhiên tập kết xe tự chế xuống giữa sông Kim Sơn ngay dưới chân cầu Bằng Lăng thuộc xã Ân Hữu có gần chục người dân vô tư xúc cát đưa lên xe đi tiêu thụ.

tm-img-alt
tm-img-alt
Sau khi xe được xúc đầy các tài xế ngang nhiên chở ra đường rồi đi bán cho các hộ dân nơi đây. 

Không chỉ buổi sáng sớm mà đến cuối giờ chiều những đoàn xe này lại tập trung tại khu vực sông này để xúc cát. Sự việc diễn ra tấp nập mà theo thực tế mấy ngày ở đây PV không hề thấy một cơ quan chức năng nào ra xử lý.

Sau khi có đầy đủ tư liệu PV đã nhiều lần phản ánh lên ông Trần Minh Khương, Chủ tịch UBND xã Ân Hữu, huyện Hoài Ân nhưng lần thì ông Khương đi Hà Nội đám cưới lần thì bận đối thoại. Và cuối cùng vị chủ tịch này cũng chỉ là những câu trả lời qua loa cho xong. Còn người dân thì vẫn vô tư khai thác tài nguyên đi bán.  

Doanh nghiệp được cấp phép thì bị cản trở

Điều đáng nói ở huyện Hoài Ân ở đây là người dân thì hàng ngày cứ vô tư xúc cát đi bán mà chả thấy cơ quan chức năng nào xử lý. Còn doanh nghiệp được cấp phép thì lại bị người dân phản đối không cho khai thác.

Cụ thể ở huyện Hoài Ân hiện này có 8 mỏ được cấp phép thì có đến 3 mỏ trúng đấu giá nhưng bị người dân phản đối không cho khai thác.

Cụ thể, công ty TNHH Thương mại dịch vụ tổng hợp Thương Tín (Công ty Thương Tín) có địa chỉ ở thôn Nam Tượng 2, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định đã được UBND tỉnh cho phép khai thác cát làm vật liệu xây dựng thông thường tại sông Kim Sơn, xã Ân Tường Tây, huyện Hoài Ân với diện tích 2,81ha trong thời hạn 02 năm cấp theo Giấy phép khai thác số 172/GP-UBND ngày 26/12/2022.

tm-img-alt
Cát tặc thì lộng hành là vậy nhưng doanh nghiệp được cấp phép thì người dân ra phản đối, căn cản việc khai thác. 

Thế nhưng từ khi được cấp phép cho đến nay Công ty này liên tục bị dân tại xóm 3, xóm 5, thôn Phú Hữu 1 và Phú Hữu 2, xã Ân Tường Tây thuộc huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định cản trở, không cho khai thác.

Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, ông Nguyễn Thiện Sinh – Phó Giám đốc Công ty Thương Tín cho biết: “Sau khi Công ty Thương Tín trúng đấu giá, thì các ban, ngành đã khảo sát và đánh giá tác động môi trường, kết quả là Công ty được quyền khai thác. Tuy nhiên từ ngày 13/3/2023 đến nay Công ty luôn bị bà con ở khu vực quanh mỏ và một số đối tượng không nằm trong khu vực mỏ được cấp phép cũng đến ngăn cản…. Không chỉ thế một số đối tượng còn dọa nạt, đập phá máy xúc của chúng tôi mà vẫn chưa bị xử lý….”.

tm-img-alt
Dù đủ điều kiện để doanh nghiệp vào khai thác nhưng hơn một năm nay doanh nghiệp vẫn bị cản trở của người dân. 

“Doanh nghiệp được cấp thì người dân ngăn cản mà khu vực quanh mỏ chúng tôi được cấp phép thì cát tặc đang ngang nhiên lộng hành mà chưa thấy cơ quan chức năng nào đến xử lý…,” ông Sinh chia sẽ thêm.

Cách bãi khai thác cát của Công ty Thương Tín không xa, Công ty TNHH tổng hợp Dũng Linh (Công ty Dũng Linh) cũng chịu chung số phận khi người dân địa phương liên tiếp ngăn chặn, đập phá kính xe, phá camera… không cho khai thác.

Được biết, Công ty Dũng Linh được khai thác cát theo Giấy phép chuyển nhượng khai thác khoáng sản số 172/GP-UBND của UBND tỉnh cấp ngày 11/9/2023, với diện tích khai thác 1,21ha, mức khai thác sâu trung bình 2m, thời hạn đến ngày 11/4/2025.  

Ngoài Công ty Thương Tín, Công ty Dũng Linh thì trên địa bàn huyện Hoài Ân cũng còn 1 mỏ cát phải chịu cảnh tương tự, đó là Công ty Hoàng Phát cũng đấu giá trúng mỏ cát ở xã Ân Hữu và cũng bị người dân ngăn cản.

Thiết nghĩ, các ngành chức năng cần vào cuộc xử lý nghiêm những đối tượng đang khai thác cát lậu đồng thời xử lý những đối tượng có dấu hiệu xúi dục người dân ngăn cản doanh nghiệp đang làm đúng với pháp luật cho phép.

Môi trường và Đô thị Việt Nam tiếp tục thông tin.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích