Hội nghị Sở hữu trí tuệ 2024: Những vướng mắc và giải pháp trong bảo hộ nhãn hiệu

1
Hội nghị Sở hữu trí tuệ năm 2024.

Được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, trong các ngày 29 và 30/3/2024, Cục Sở hữu trí tuệ đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Quản lý nhà nước về Sở hữu trí tuệ năm 2024 và các sự kiện bên lề tại Hà Nội. Đây là sự kiện thường niên được Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức nhằm tổng kết, đánh giá công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ hàng năm và định hướng cho hoạt động sở hữu trí tuệ trong thời gian tới.

Sự kiện cũng đã trở thành diễn đàn quan trọng của Ngành Khoa học và Công nghệ nhằm đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động sở hữu trí tuệ ở các địa phương, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học trong cả nước. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ và một số đơn vị chức năng của bộ; đại diện lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội; đại diện các bộ, ban, ngành có liên quan…

Các nội dung sẽ được đề cập tại hội nghị lần này khá toàn diện, bao gồm: (i) Đánh giá kết quả triển khai hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ trên phạm vi cả nước năm 2023 và định hướng nhiệm vụ năm 2024; (ii) Thảo luận và đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết các vướng mắc trong hoạt động sở hữu công nghiệp và sáng kiến ở Trung ương và địa phương; (iii) Giới thiệu một số quy định mới trong pháp luật sở hữu công nghiệp của Việt Nam và tình hình hoạt động sở hữu công nghiệp trên thế giới; (iv) Báo cáo và thảo luận về các giải pháp hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tại Việt Nam, hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài;…

2
Ông Huỳnh Thành Đạt – Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu khai mạc.

Phát biểu khai mạc, Ông Huỳnh Thành Đạt – Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nhấn mạnh, hội nghị sẽ tập trung tổng kết, đánh giá công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2023 và định hướng hoạt động năm 2024 và các năm tiếp theo; nghe báo cáo và thảo luận về tình hình hoạt động sở hữu trí tuệ trên thế giới; công tác thực thi quyền sở hữu công nghiệp và thanh tra chuyên ngành về sở hữu công nghiệp tại địa phương; vấn đề quản lý hoạt động sáng kiến tại địa phương; công tác phát triển tài sản trí tuệ tại Việt Nam – các vấn đề cần lưu ý; vấn đề sở hữu trí tuệ với công tác bảo hộ, quản lý và phát triển sản phẩm OCOP; thực trạng, những vướng mắc và giải pháp trong bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài cho các doanh nghiệp và sản phẩm chủ lực địa phương và một số nội dung quan trọng khác.

3
Ông Huỳnh Thành Đạt – Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã đi thăm các gian hàng trưng bày giới thiệu các sản phẩm của các địa phương được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Điểm mới của hội nghị năm nay là bên cạnh việc thảo luận những vấn đề truyền thống về quản lý nhà nước như xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xác lập quyền…, Hội nghị sẽ nghe báo cáo và trao đổi, thảo luận về những xu hướng lớn của hoạt động sở hữu công nghiệp trên thế giới; về vấn đề đăng ký bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu của Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là nhãn hiệu cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam.

Điểm mới của hội nghị năm nay là bên cạnh việc thảo luận những vấn đề truyền thống về quản lý nhà nước như xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xác lập quyền, v.v., Hội nghị sẽ nghe báo cáo và trao đổi, thảo luận về những xu hướng lớn của hoạt động sở hữu công nghiệp trên thế giới; về vấn đề đăng ký bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu của Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là nhãn hiệu cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam.

4
Sản phẩm OCOP 4 sao được bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại triển lãm trưng bày giới thiệu sản phẩm hàng hóa đặc trưng của các địa phương được tổ chức trong khuôn khổ của hội nghị.

Với những nội dung mới này, hội nghị được kỳ vọng sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho các đại biểu, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp ở cả Trung ương và địa phương để có những định hướng phù hợp trong tham mưu, đề xuất chính sách, xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động về sở hữu trí tuệ trong năm 2024.

Bên lề hội nghị sẽ diễn ra một chuỗi các sự kiện bao gồm: Triển lãm trưng bày, giới thiệu sản phẩm hàng hóa đăc trưng của địa phương; khảo sát thực tế hoạt động sở hữu công nghiệp tại một số đơn vị điển hình của Thành phố Hà Nội.

 Theo Thương Hiệu Và Sản Phẩm

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích