Hà Nội vừa ghi nhận ca mắc liên cầu lợn, cần chủ động phòng tránh thế nào?

Hà Nội vừa ghi nhận ca mắc liên cầu lợn, cần chủ động phòng tránh thế nào?

Hà Nội vừa ghi nhận trường hợp mắc liên cầu lợn ngày 21/2/2024. Bệnh liên cầu khuẩn lợn là bệnh lý nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị cứu chữa kịp thời.

Hà Nội vừa ghi nhận trường hợp mắc liên cầu lợn ngày 21/2/2024. Bệnh liên cầu lợn ít gặp ở người, tuy nhiên, người có nguy cơ lây nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc với lợn bệnh hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh.

Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn là bệnh do Streptococcus suis gây nên, bệnh lây truyền từ động vật sang người và có thể gây tử vong. Người bị bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh. Bệnh xuất hiện tập trung vào những tháng đầu năm, thời điểm nhu cầu sử dụng các loại thịt, đặc biệt là thịt lợn, tăng cao.

Biểu hiện lâm sàng chính là: viêm màng não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Những người bị bệnh nặng có thể tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết…

Thông thường, vi khuẩn liên cầu cư trú ở vùng hô hấp trên, đặc biệt là ở vùng họng, xoang mũi, hạch hạnh nhân, đường tiêu hóa và sinh dục của lợn mà không gây bệnh cho con vật. Tỷ lệ mang Streptococcus suis không triệu chứng trong một đàn lợn khoảng 60-100%.

Do đó, những con lợn này trở thành lợn lành mang mầm bệnh và bệnh chỉ phát ra ở những con lợn có sức miễn dịch yếu. Hầu hết các ca bệnh liên cầu lợn là do bệnh nhân đều có giết mổ, ăn tiết canh hoặc các món đồ chưa nấu chín. Người nhiễm bệnh liên cầu lợn có biểu hiện lâm sàng chính là: Viêm màng não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Những người bị bệnh nặng có thể tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn, nhiễm trùng ở màng trong của tim và các van tim, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết. Tỷ lệ tử vong có thể tới 7%.

Để chủ động phòng, chống bệnh liên cầu lợn, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân không sử dụng lợn chết, thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Đặc biệt, không ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn khi chưa được nấu chín từ trên 70 độ C. Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống. Phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.

Chú thích ảnh

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích