Kinh tế báo chí gặp khó khăn

Kinh tế báo chí gặp khó khăn

Chia sẻ tại hội nghị giao ban báo chí đầu Xuân 2024, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho rằng, kinh tế báo chí đang gặp nhiều khó khăn.

Sáng 20/2 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Nhân Dân tổ chức Hội nghị Giao ban báo chí đầu Xuân Giáp Thìn 2024.

Đây là sự kiện đã trở thành truyền thống đầu năm mới của những người làm báo trong cả nước.

Empty

Giao ban báo chí đầu Xuân Giáp Thìn 2024

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đánh giá cao công tác phối hợp với các cơ quan của Trung ương và Hội Nhà báo Việt Nam để tổ chức giao ban thường xuyên nhằm trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác báo chí.

Dành thời gian phân tích về tình hình kinh tế trong nước năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho hay kinh tế trong nước có thể có những khó khăn do tác động chung của thế giới.

Tình hình bên ngoài khó đoán định, chiến tranh, xung đột xảy ra ở nhiều nơi. Thêm vào đó, năm 2024 là năm của rất nhiều cuộc bầu cử ở các quốc gia lớn.

Kinh tế thế giới nói chung cũng suy giảm, ở góc độ nào đó Việt Nam là “công xưởng của thế giới”. Hiện kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam gấp 2 lần GDP nên chúng ta cũng là nguồn sản xuất hàng tiêu dùng cho thế giới. Vì vậy, khi nhu cầu thế giới suy giảm thì sản xuất của chúng ta chắc chắn bị suy giảm theo.

“Tóm lại doanh nghiệp Việt Nam đang rất khó khăn. Trong khi đó có những thể chế, chính sách chưa đủ sức tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp vượt qua lúc này.

Thêm vào đó, một điều mang tính truyền thống là ngân sách Nhà nước can thiệp, hỗ trợ cho khó khăn của người dân, doanh nghiệp còn rất hạn chế. Trong khi đó, chưa có chính sách huy động nguồn lực nhàn rỗi trong nhân dân”, Phó Thủ tướng Chính phủ nêu.

Empty

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa – Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Những khó khăn này, theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang sẽ có ảnh hưởng đến báo chí. Trong đó, về lý thuyết khi khó khăn sẽ sinh ra bất ổn nên trách nhiệm, nhiệm vụ của báo chí càng nặng nề hơn.

Theo đó, các cơ quan báo chí phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó, lan tỏa mô hình tốt đẹp nhưng cũng phải răn đe những hành vi vi phạm pháp luật.

Phó Thủ tướng Chính phủ cũng chia sẻ, với các cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí, kinh phí nhà nước cấp chưa bao giờ đủ, quảng cáo sụt giảm nên kinh tế báo chí gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó yêu cầu của thực tế ngày càng cao hơn, cạnh tranh khốc liệt với các nền tảng mạng xã hội, cạnh tranh giữa các loại hình báo chí.

Empty

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu tại buổi giao ban

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, các cơ quan báo chí phải có cách làm mới, suy nghĩ mới, các sản phẩm mới hấp dẫn, cạnh tranh hơn để thu hút độc giả.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý các cơ quan báo chí cả nước cần tập trung quản lý các sản phẩm báo chí (cả nội dung và hình thức) và hoạt động tác nghiệp của mỗi nhà báo tốt hơn.

Đồng thời, chú trọng công tác đào tạo nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các nhà báo, phóng viên.

Về những khó khăn của các cơ quan báo chí hiện nay, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị các đơn vị cần có những kiến nghị cụ thể theo thứ tự ưu tiên.

Empty

Lãnh đạo các cơ quan báo chí tham dự giao ban

Cũng tại giao ban các đại biểu đã nghe các nội dung về thông tin nổi bật trên báo chí dịp Tết Giáp Thìn; hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới…

Bạn cũng có thể thích