Lạng Sơn: Đảm bảo vệ sinh môi trường dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Lạng Sơn: Đảm bảo vệ sinh môi trường dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có Công văn số 481/VP- KT về việc tăng cường kiểm soát, giám sát chặt chẽ các nguồn thải và đảm bảo vệ sinh môi trường trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

tm-img-alt
Lễ hội Chùa Tam Thanh. Ảnh: ITN

Theo văn bản, UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu:

Các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thành phố: bố trí, sắp xếp lực lượng tiếp nhận, xử lý thông tin và kịp thời tổ chức ứng phó sự cố, khắc phục ô nhiễm môi trường nhanh chóng, hiệu quả. Đồng thời, báo cáo kịp thời tới các cơ quan chuyên trách ứng phó các sự cố (phòng chống cháy nổ, hóa chất, vận chuyển hàng nguy hiểm,…) và phối hợp trong công tác ứng phó, khắc phục, giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp có sự cố.

Sở TN&MT, UBND các huyện, thành phố: chủ động theo dõi giám sát chặt chẽ các nguồn thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thông qua các hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục và các biện pháp khác phù hợp.

Các phòng, đơn vị, UBND cấp xã và đơn vị thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn tổ chức thực hiện các phương án thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực công cộng, khu vực chợ, khu dân cư tập trung, khu du lịch, khu vui chơi, giải trí và chất thải tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có phát sinh khối lượng chất thải lớn.

Cùng với đó, tăng cường tuyên truyền cho người dân về các biện pháp phân loại, thu gom chất thải theo quy định; tăng cường công tác vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh, tránh nguy cơ dịch lây nhiễm ra cộng đồng để bảo đảm vệ sinh môi trường và sức khỏe Nhân dân.

Lạng Sơn phấn đấu 60% dân số nông thôn được tiếp cận với nước sạch đạt quy chuẩn với số lượng tối thiểu từ 40- 60 lít/người/ngày đêm; bảo đảm cấp nước sạch sinh hoạt quy mô hộ gia đình cho các hộ dân tại những khu vực chưa có khả năng tiếp cận với nước cấp tập trung, vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước, vùng thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai, hạn hán; Phấn đấu đạt mục tiêu ít nhất 80% chất thải chăn nuôi và 60% phụ phẩm nông nghiệp phải được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường; 95% bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng được thu gom và xử lý theo đúng quy định; Ít nhất 35% số huyện có đề án cải tạo chất lượng môi trường nước mặt khu vực công cộng và có mô hình xây dựng hoặc cải tạo cảnh quan ao hồ.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích