Giá xăng dầu hôm nay 2/2/2024: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế
Giá xăng dầu hôm nay 2/2/2024: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế
Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 2/2/2024. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất, giá dầu thô và các phiên điều chỉnh giá xăng
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 2/2
Ghi nhận vào lúc 8h30 ngày 2/2 (giờ Việt Nam), Dầu Brent tăng 0,32 USD/thùng, tương ứng +0,40% ở mức 80.969 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm 1,71 USD/thùng, tương ứng -2,21% ở mức 75.77 USD/thùng.
Giá dầu thô tương lai đảo ngược giảm gần 3% khi các nhà giao dịch theo dõi chặt chẽ các nỗ lực môi giới lệnh ngừng bắn trong cuộc xung đột Israel-Hamas. Hamas đang xem xét đề xuất ba giai đoạn về ngừng bắn ở Gaza và có sự lạc quan rằng đề xuất này có thể được chấp nhận. Trước đó, dầu thô WTI đã tăng trên 76 USD/thùng do nguồn cung hạn chế.
Hôm thứ Năm, ủy ban OPEC khẳng định rằng các thành viên đang duy trì cắt giảm sản lượng, sau khi xem xét dữ liệu từ tháng 11 và tháng 12. Ngoài ra, ủy ban không đưa ra khuyến nghị nào về việc thay đổi quyết định của OPEC nhằm giảm sản lượng thị trường 2,2 triệu thùng mỗi ngày trong quý này.
Đồng thời, triển vọng nhu cầu đã được cải thiện. Theo EIA, nhu cầu dầu toàn cầu có thể sẽ tăng 2 triệu thùng/ngày vào năm 2024, cao hơn nhiều so với dự báo trước đó là 1,24 triệu thùng/ngày. Ngoài ra, triển vọng cắt giảm lãi suất tại các nền kinh tế lớn và một loạt biện pháp kích thích tại quốc gia nhập khẩu dầu thô hàng đầu Trung Quốc cũng sẽ thúc đẩy tiêu dùng.
Thông tin tập đoàn bất động sản lớn nhất Trung Quốc Evergrande không đạt được thoả thuận với các chủ nợ nước ngoài về việc tái cơ cấu nợ và Toà án Hồng Kông (Trung Quốc) ra phán quyết buộc Evergrande phải thanh lý tài sản để giải quyết khối nợ hơn 300 tỷ USD khiến giá dầu giảm mạnh.
Sự việc này khiến giới đầu tư hoài nghi về những nỗ lực vực dậy thị trường bất động sản vốn chìm sâu trong khủng hoảng của Chính phủ Trung Quốc. Sự suy yếu của bất động sản Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về nhu cầu dầu.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng GDP quý IV/2023 của Khu vực châu Âu (EU) cũng tác động tiêu cực lên giá dầu.
Mặc dù giá dầu ban đầu tăng khoảng 1,5% do các sự kiện căng thẳng ở Trung Đông, bao gồm một tàu chở nhiên liệu bị tên lửa tấn công và cuộc tấn công vào quân đội Mỹ ở Jordan gần biên giới Syria, nhưng sau đó giảm xuống.
Về phía nguồn cung, căng thẳng địa chính trị bùng phát ở Trung Đông trong tuần này sau khi lực lượng Mỹ và Anh thực hiện nhiều cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu của Houthi ở Yemen, làm tăng rủi ro nguồn cung ở khu vực sản xuất dầu.
Căng thẳng địa chính trị vẫn là một mối lo ngại khi liên minh do Mỹ và Anh dẫn đầu tiến hành các cuộc tấn công chống lại các chiến binh Houthi ở Yemen, những kẻ chịu trách nhiệm về nhiều cuộc tấn công vào tàu thương mại ở Biển Đỏ.
Tồn kho dầu thô của Mỹ trong tuần trước giảm sốc tới 9,2 triệu thùng, cao hơn nhiều so với dự kiến, chủ yếu do thời tiết băng giá, cũng hỗ trợ giá. Ông Yawger cho biết dữ liệu đưa ra trong ngày cho thấy trong quý 4/2023, GDP của Mỹ đã tăng 3,3%, cao hơn nhiều so với dự kiến chỉ tăng 2%. Đây là một chỉ số tích cực đối với nền kinh tế Mỹ và điều đó hỗ trợ giá dầu.
Giá dầu cũng nhận được sự hỗ trợ từ kỳ vọng nền kinh tế Trung Quốc đang phục hồi sau khi ngân hàng trung ương nước này ngày 24-1 tuyên bố hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà các ngân hàng thương mại phải nắm giữ, một động thái để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Số liệu từ Viện Dầu khí Mỹ cho thấy trong tuần trước, trong khi tồn kho dầu thô của Mỹ giảm sốc 6,67 triệu thùng, thì tồn kho xăng lại tăng 7,2 triệu thùng, tạo thêm áp lực lên giá dầu.
Tâm lý trên thị trường đang được củng cố khi OPEC tiếp tục giữ nguyên dự báo nhu cầu dầu thô toàn cầu năm nay sẽ tăng thêm 2,2 triệu thùng/ngày, lên mức 104,4 triệu thùng/ngày. Động lực tăng trưởng chính đến từ các nền kinh tế không thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) với mức tăng trưởng lên đến gần 2 triệu thùng/ngày.
Đồng thời, OPEC dự báo nhu cầu dầu thô toàn cầu tiếp tục tăng thêm 1,8 triệu thùng/ngày vào năm 2025 nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới và hoạt động kinh tế vững chắc ở Trung Quốc. OPEC nhận định mặt bằng lãi suất trên toàn cầu sẽ đạt đỉnh trong nửa đầu năm nay, sau đó sẽ bắt đầu được điều chỉnh giảm, giúp thúc đẩy đà tăng trưởng của các nền kinh tế.
Trong khi đó, các nhà dự báo lớn, bao gồm OPEC, đều nhận thấy tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm nay chủ yếu đến từ tiêu dùng của Trung Quốc.
Tamas Varga từ công ty môi giới dầu mỏ PVM nhận xét rằng dữ liệu từ nhà máy xác nhận quan điểm rằng Trung Quốc đang làm trở ngại cho tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu.
Giá dầu giảm do dữ liệu tồn kho dầu của Mỹ từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Theo EIA, tồn kho dầu thô tăng 1,2 triệu thùng, ngược lại so với dự báo giảm 217.000 thùng của các nhà phân tích và dữ liệu giảm hơn 2 triệu thùng của Viện Dầu khí Mỹ đưa ra 1 ngày trước đó.
Trong tuần trước, sản lượng dầu nội địa của Mỹ tăng lên 13 triệu thùng/ngày sau khi giảm gần 1 triệu thùng/ngày do thời tiết giá lạnh từ đầu tháng.
EIA cũng báo cáo rằng lượng dầu thô trong các nhà máy lọc giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2023 do thời tiết, làm giảm tỷ lệ sử dụng nhà máy lọc dầu xuống 82,9%.
Dữ liệu tồn kho dầu thô của Mỹ giảm mạnh, với giảm 6,67 triệu thùng theo Viện Dầu khí Mỹ và 9,2 triệu thùng theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ. Điều này hỗ trợ tăng giá dầu khi giảm nguồn cung.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng đưa ra động thái hỗ trợ, thông báo giảm lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ dưới dạng dự trữ từ ngày 5-2 để kích thích kinh tế nội địa.
Sự tăng cao của GDP Mỹ trong quý 4/2023, vượt xa dự kiến, cũng là một yếu tố đẩy giá dầu lên cao. Trong khi đó, đồng USD giảm giá, cũng giúp giá dầu tăng.
Các nhà đầu tư chú ý đến căng thẳng ở Biển Đỏ và xung đột ở châu Âu và Trung Đông, tăng cường lo ngại về an ninh năng lượng và ảnh hưởng tới nguồn cung dầu.
Giá xăng dầu trong nước
Theo quyết định của liên bộ Công Thương-Tài chính, giá xăng dầu trong nước từ 15h ngày 1/2, giá bán lẻ xăng E5 RON 92 tăng 740 đồng/lít và xăng RON 95 tăng 760 đồng/lít. Với mức tăng này, xăng RON 95 có giá bán mới 24.160 đồng/lít. Đây là lần thứ 4 liên tiếp giá xăng tăng kể từ đầu năm.
Liên Bộ Tài chính – Công Thương quyết định tăng giá bán lẻ xăng E5 RON 92 thêm 740 đồng/lít lên 22.910 đồng/lít, đồng thời tăng giá bán lẻ xăng RON 95 thêm 760 đồng/lít, lên 24.160 đồng/lít.
Giá dầu diesel bán lẻ tăng 620 đồng/lít, lên 20.990 đồng/lít trong khi dầu hỏa tăng 380 đồng/lít, lên 21.330 đồng/lít. Dầu mazut tăng 590 đồng/kg, còn 16.080 đồng/kg.
Tại kỳ điều hành này, liên bộ chỉ trích lập Qũy bình ổn với dầu mazut ở mức 300 đồng/kg, trong khi không trích lập và không chi quỹ bình ổn đối với các loại xăng dầu còn lại.
Liên quan đến giá bán xăng dầu, mới đây, Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố góp ý, xây dựng nghị định mới về kinh doanh xăng dầu.
Theo Bộ Công Thương, Thường trực Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, xây dựng một Nghị định mới thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu (Nghị định 83, Nghị định 95) theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Chính phủ trong quý II.
Bộ Công Thương đề nghị các Sở Công Thương rà soát, có ý kiến đánh giá những mặt được, những mặt còn tồn tại của các quy định hiện hành tại các nghị định về kinh doanh xăng dầu và góp ý, đề xuất nội dung mới cho nghị định.
Bảng giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |
---|---|---|
Xăng RON 95-V | 24.950 | 25.440 |
Xăng RON 95-III | 24.160 | 24.640 |
Xăng E5 RON 92-II | 22.910 | 23.360 |
DO 0,001S-V | 21.970 | 22.400 |
DO 0,05S-II | 20.990 | 21.400 |
Dầu hỏa 2-K | 20.920 | 21.330 |
T.Anh
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị