Cà Mau: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường dịp Tết 2024

Cà Mau: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường dịp Tết 2024

Theo Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Cà Mau, nhiệm vụ chủ yếu là triển khai thực hiện hiệu quả cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Theo Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Cà Mau (Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Cà Mau), nhiệm vụ chủ yếu của cao điểm là xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 theo lĩnh vực, địa bàn quản lý và phụ trách.

Chủ động phương án, phân công lực lượng, bố trí phương tiện, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các tuyến, đường sông, đường biển và các khu vực tập kết hàng hóa để ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa.

Trong đó, tập trung vào hàng cấm, hàng kém chất lượng, hàng nhập khẩu có điều kiện, hàng thuế suất cao, hàng thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán,…

Ngày 23/1, lãnh đạo Sở Công Thương Cà Mau cho biết, trong mùa Tết năm nay có 20 doanh nghiệp tham gia dự trữ hàng hóa với tổng giá trị hơn 1.000 tỷ đồng. Nguồn hàng chuẩn bị gồm nông sản thực phẩm (gạo nếp, gạo tẻ, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thủy sản, trái cây, rau củ và hàng nông sản khác) với giá trị hơn 112 tỷ đồng; hàng công nghệ thực phẩm (đường, bột ngọt, hạt nêm, muối ăn, dầu ăn, trà, mì gói các loại, bia chai, bia lon, nước ngọt, bánh, mứt, kẹo, thực phẩm đóng hộp, các mặt hàng công nghệ thực phẩm khác) với trị giá trên 354 tỷ đồng; sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc sản của tỉnh (tôm khô, cá khô, bánh phồng tôm) có tổng trị giá hơn 28,6 tỷ đồng; nhiên liệu (xăng, dầu các loại, gas) trên 446,5 tỷ đồng…

Bên cạnh đó, để phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết, tỉnh Cà Mau còn dự kiến chuẩn bị thêm một số mặt hàng nông sản thiết yếu như: Thịt heo hơi; thịt trâu, bò; thịt gà, vịt; rau, củ, quả; trứng,… với tổng giá trị hơn 310 tỷ đồng.

Chủ động nắm chắc diễn biến tình hình; nhận diện phương thức, thủ đoạn mới về hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; xác định đối tượng, tuyến, địa bàn, mặt hàng trọng điểm để tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp đấu tranh; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị ở tỉnh và địa phương trong quản lý, kiểm tra, kiểm soát địa bàn, lĩnh vực. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đối với các mặt hàng thiết yếu, hàng hóa có nhu cầu cao phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Trong đó, tập trung kiểm soát chặt chẽ các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, đại lý, cửa hàng tạp hóa, sàn giao dịch thương mại điện tử, các trang mạng xã hội (facebook, zalo, tiktok…) mua, bán trực tuyến… kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng hoạt động kinh doanh để mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ,…Thành lập các đoàn công tác liên ngành nắm tình hình, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các lực lượng, đơn vị, địa phương tố chức đấu tranh hiệu quả với các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý và phụ trách.

Chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hiệu quả tin tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, gian lận thương mại, hàng giả, nhất là thực hiện nghiêm việc chuyển cơ quan điều tra khi phát hiện các dấu hiệu tội phạm qua công tác thanh tra, kiểm tra của các sở, ngành, lực lượng chức năng và địa phương.

Qua đó, nhằm chủ động, kịp thời kiểm soát tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; thường xuyên trao đổi, chia sẻ thông tin, phối hợp kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, đấu tranh, bắt giữ, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhằm ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, vùng biên, hoạt động gian lận thương mại, trôn thuê, hành vi mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ,…

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau đề nghị các cơ quan báo, đài, Cổng Thông tin điện tử tỉnh; Đài Truyền thanh cấp huyện, cấp xã trong tỉnh chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn có liên quan đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 với thời lượng và hình thức phù hợp, đảm bảo thông tin rộng rãi đến với các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh.

Trong đó, tập trung tuyên truyền Kế hoạch số 10/KH-BCĐ389 ngày 26/12/2023 của Ban Chỉ đạo 389 Bộ Thông tin và Truyền thông về việc cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Tăng thời lượng phát sóng, đưa tin, bài tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024; phối hợp với các đơn vị liên quan kịp thời đưa tin, bài phản ánh tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời các chủ trương chính sách, quy định về sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, thị trường, nguồn cung, giá thực phẩm, các mặt hàng thiết yếu phục vụ ng ười dân trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán; kiểm soát chặt chẽ các thông tin liên quan đến sản xuất, kinh doanh, không để thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng và bất ổn thị trường.

Thông tin, tuyên truyền về tình hình kinh tế – xã hội của đất nước, tuyên truyền sâu rộng các chương trình bình ổn thị trường, chương trình xúc tiến thương mại trong nước và cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tăng cường thông tin tuyên truyền về công tác bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân 2024; phản ánh kịp thời không khí vui xuân, đón Tết của Nhân dân trong tỉnh.

Tăng cường thông tin, tuyên truyền những bài học kinh nghiệm gương người tốt việc tốt của các lực lượng chức năng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Thông tin về các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả bị bắt giữ, xử lý; phản ánh các biểu hiện tiêu cực, bao che, tiếp tay, bảo kê hoặc trực tiếp tham gia buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; cung cấp thông tin giúp người dân nhận biết, không tiêu thụ các loại hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng chất lượng kém, hàng hóa không rõ nguồn gốc, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán như thực phẩm, gia súc, gia cầm, rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo, hoa quả, hàng điện tử, mỹ phẩm, thời trang cao cấp, ma túy, pháo nổ, thực phẩm không rõ nguồn gốc, nhập lậu, hàng giả, giả mạo xuất xứ Việt Nam.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích