Điểm mới của Quyết định số 1488/QĐ-TTg về kế hoạch phát triển chuẩn đo lường quốc gia
Ngày 24/11/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1488/QĐ-TTG phê duyệt “Kế hoạch phát triển chuẩn đo lường quốc gia đến năm 2030”, đánh dấu một bước quan trọng trong hoạt động đo lường khoa học và công nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, hành trình xây dựng quyết định này không chỉ là quá trình lấy ý kiến, mà còn là sự chuẩn bị kỹ lưỡng kéo dài trong vòng 2 năm, bắt đầu từ tháng 4/2022, thông qua nhiều lần gửi ý kiến của các bộ ngành và tổ chức hội nghị hội thảo.
Theo ông Trần Quý Giầu, Vụ Trưởng Vụ Đo lường – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, điểm khác biệt đầu tiên của Quyết định 1488 để đảm bảo hiệu quả, tất cả các kế hoạch đề ra trong quyết định này phải được thực hiện một cách chặt chẽ. Việc phê duyệt 32/44 chuẩn quốc gia là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu suất, và bất kỳ kế hoạch nào không đạt được sẽ phải đối mặt với quy trình kiểm điểm nghiêm túc.
Bên cạnh đó, việc đề xuất và đảm bảo các chuẩn chính và chuẩn công tác, theo đúng quy định. Đặc biệt, việc có hướng dẫn cụ thể và chuẩn chính sẽ giúp các địa phương duy trì và bảo quản chuẩn một cách hiệu quả.
Về đào tạo, Viện Đo lường đã chủ trì xây dựng một bộ 25 tài liệu, trong đó có 23 tài liệu tập trung vào chuyên môn sâu về các kỹ thuật đo lường. Điều này là bước quan trọng để nâng cao trình độ của con người, là yếu tố chính để đảm bảo việc thực hiện đúng các quy chuẩn.
Trên hướng đi mới này, cơ quan quản lý sẽ ban hành kế hoạch chuẩn đo lường quốc gia, tạo cơ sở để các đơn vị tổng cục và địa phương có thể tham chiếu và áp dụng. Vụ Đo lường sẽ đồng thời xây dựng thông tư và quyết định hướng dẫn duy trì bảo quản kế hoạch chuẩn địa phương, giúp các địa phương duy trì và cập nhật theo thời gian.
Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu đào tạo, các chương trình như đào tạo trong nước, nước ngoài đã và đang được triển khai. Buổi học tập nước ngoài đã thu hút sự tham gia của nhiều địa phương, đó là cơ hội để họ tiếp cận kiến thức mới và áp dụng trong bối cảnh địa phương của mình.
Cuối cùng, công tác kiểm tra và hướng dẫn chuẩn chính của địa phương sẽ được tăng cường, đảm bảo rằng các chuẩn đo lường được thực hiện một cách chính xác và đồng đều trên toàn quốc. Những định hướng này không chỉ giúp Việt Nam nâng cao chất lượng đo lường mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của quốc gia. Trong khi đó Quyết Định 1361 chưa có động lực cụ thể và hướng dẫn về quản lý địa phương.
Quyết Định 1488 không chỉ mở rộng về số lượng và chi tiết của tiêu chuẩn chất lượng mà còn đặt ra mục tiêu lớn hơn, hướng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và tính hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực đo lường chất lượng. Đây là bước tiến quan trọng để đảm bảo rằng tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam không chỉ đáp ứng mà còn vượt qua các tiêu chí quốc tế.
Duy Trinh