Huyện Tuy Đức: Ban hành quy chế phối hợp xử lý vi phạm về trật tự xây dựng, đất đai

Huyện Tuy Đức: Ban hành quy chế phối hợp xử lý vi phạm về trật tự xây dựng, đất đai

Ông Đinh Ngọc Nhân, Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức ( Đắk Nông) vừa ký, cho ban hành Quyết định về, quy chế phối hợp xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng, quản lý đất đai trên địa bàn huyện.

Đối tượng áp dụng là, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn huyện; Ủy ban nhân dân các xã; Các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan trong công tác quản lý, xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng, quản lý đất đai trên địa bàn huyện.

Theo quy chế thì, UBND các xã có trách nhiệm: Tổ chức thực hiện việc quản lý trật tự xây dựng đối với các công trình được phân cấp và công trình khác theo quy định hiện hành, chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND cấp huyện về quản lý trật tự xây dựng thuộc địa bàn quản lý.

Chịu trách nhiệm đối với các công trình xây dựng trên đất không đúng mục đích sử dụng đất trong phạm vi quản lý. Khi phát hiện vi phạm, kịp thời chỉ đạo cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng thông báo, phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm đó theo quy định pháp luật về lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng, quản lý đất đai.

tm-img-alt
tm-img-alt
2 điểm xây dựng trên đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, không phép trên địa bàn xã Đắk Buk So, huyện Tuy Đức nhưng đến nay, vẫn chưa được xử lý dứt điểm

Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc dừng thi công công trình sau khi lập biên bản vi phạm hành chính. Trường hợp chủ đầu tư vi phạm không chấp hành yêu cầu dừng thi công công trình thì kịp thời báo cáo, tham mưu, kiến nghị UBND huyện để xử lý kịp thời theo quy định và phối hợp với UBND huyện thực hiện cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Cử cán bộ, công chức tham gia kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng, đất đai trên địa bàn khi có yêu cầu của Thanh tra Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Kinh tế và Hạ tầng và phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.

Kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các công trình xây dụng trên đất không đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật có liên quan (theo quy định tại Quyết định số 19/2021/QĐ-UBND, ngày 07/10/2021 của UBND tỉnh; Quyết định số 38/2022/QĐ-UBND, ngày 25/10/2022 của UBND tỉnh và Quyết định ban hành quy chế phối hợp số 2440/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 của UBND huyện).

Thực hiện lập biên bản vi phạm hành chính xử lý theo thẩm quyền quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, các văn bản hướng dẫn thi hành và pháp luật có liên quan. Thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính (đối với trường hợp phức tạp thời hạn giải quyết là 30 ngày) kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, phải ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo thẩm quyền.

Khi phát hiện vi phạm về xây dựng công trình trên đất không đúng mục đích sử dụng đất trong phạm vì quản lý, phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường, xử lý vi phạm đỏ theo quy định pháp luật về lĩnh vực đất đai (quy định tại khoản 11, điều 16, Nghị định số 16/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ về văn bản xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng). Trường hợp vượt thẩm quyền thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, thiết lập hồ sơ chuyển về phòng Tài nguyên và Môi trường, tham mưu UBND huyện ban hành Quyết định xử lý vi phạm theo quy định.

Khi phát hiện vi phạm về công tác trật tự xây dựng, quản lý đất đai, kịp thời chỉ đạo cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ, phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý vì phạm. Trường hợp vượt thẩm quyền thì thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, thiết lập hồ sơ chuyển về phòng Kinh tế và Hạ tầng, tham mưu UBND huyện ban hành Quyết định xử lý vi phạm theo quy định.

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu Chủ tịch UBND huyện ban hành quyết định cưỡng chế theo thẩm quyền.

Phòng Kinh tế và Hạ tầng: Phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, các đơn vị có liên quan tham mưu UBND huyện xử lý các vi phạm về hoạt động xây dựng và một số lĩnh vực khác thuộc chức năng quản lý của Phòng Kinh tế – Hạ tầng trên địa bàn huyện.

tm-img-alt
Trường hợp, Công ty TNHH du lịch Thảo Nguyên tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng nhiều công trình trên đất nông nghiệp trồng cây lâu năm và không phép tại thôn 5, xã Quảng Tâm. Hiện nay, vẫn chưa được xử lý dứt điểm

Khi nhận được thông tin về vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện phải kịp thời chỉ đạo các bộ phận chuyên môn có liên quan kiểm tra, nếu vi phạm thì khẩn trương phối hợp với UBND các xã xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tiếp nhận hồ sơ đề nghị xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện từ UBND các xã, Trưởng Phòng có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện hồ sơ, tham mưu Chủ tịch UBND huyện ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.

Thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác mình các tỉnh tiết có liên quan thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ a việc thuộc trường hợp nêu trên 1 mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

Trường hợp UBND xã không ban hành kịp thời các quyết định và không có biện pháp kiên quyết xử lý vi phạm, để vi phạm tiếp tục tái diễn, Tổ tuần tra, lưu động (thuộc phòng Kinh tế và Hạ tầng) chủ trì, lập biên bản hiện trường, báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND huyện xử lý theo quy định, đồng thời báo cáo vụ việc cho Chủ tịch UBND huyện xem xét, xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân không phối hợp (nếu có), đồng thời gửi kết quả về phòng Nội vụ theo quy định.

Chủ trì, phối hợp với i các đơn vị có liên quan tham mưu Chủ tịch UBND huyện ban hành quyết định cưỡng chế theo thẩm quyền.

Phòng Nội vụ: Thực hiện tham mưu Chủ tịch UBND huyện xử lý trách nhiệm cán bộ, công chức các xã phụ trách lĩnh vực xây dựng, đất đai làm việc đùn đẩy, nó tránh trách nhiệm vụ trong xử lý vi phạm theo đề xuất của Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường.

Phòng Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với UBND các xã và các đơn vị có liên quan trực tiếp tổ chức kiểm tra, giám sát toàn bộ các hoạt động về quản lý đất đai và một số lĩnh vực khác thuộc chức năng quản lý của Phòng tài nguyên và Môi trường trên địa bàn huyện và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chủ tịch UBND huyện về quản lý đất đai trên địa bàn huyện.

Tiếp nhận hồ sơ đề nghị xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện từ UBND các xã (đối với lĩnh vực quản lý đất đai), có trách nhiệm chủ trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện hồ sơ, tham mưu Chủ tịch UBND huyện ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính…

Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu Chủ tịch UBND huyện ban hành quyết định cưỡng chế theo thẩm quyền.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức đề nghị Công an huyện, phối hợp với các đơn vị chức năng của huyện, UBND các xã trong việc quản lý, duy trì trật tự trên địa bàn.

Khi có tin báo từ phòng Kinh tế – Hạ tầng; Phòng Tài nguyên & Môi trường, UBND các xã về các trường hợp vi phạm pháp luật, Trường Công an huyện có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ thuộc quản lý của đơn vị mình phối hợp giải quyết vụ việc kịp thời.

Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, Lãnh đạo Công an huyện có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích