Cách chọn sản phẩm ổn áp có công suất phù hơp cho mỗi gia đình

Ổn áp là thiết bị ổn định nguồn điện sao cho phù hợp với yêu cầu điện áp của các thiết bị gia dụng khoảng mức 220V/100V. Nhờ đó, giúp thiết bị hoạt động bình thường và tăng tuổi thọ cũng như độ bền cao hơn. Ngoài chức năng chính là ổn định điện áp, ổn áp còn được sử dụng với công dụng cắt điện áp thấp đầu vào/đầu ra, chuyển đổi áp điện bằng 0, bảo vệ quá áp và quá mạch. Hiện nay, có 2 lưới điện thông dụng là 1 pha và 3 pha nên ổn áp cũng có 2 loại 1 pha và 3 pha tương ứng.

Nhìn chung, nguồn điện không ổn định sẽ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Do đó, việc lắp đặt ổn áp là điều vô cùng cần thiết, bởi mang lại các lợi ích nổi bật như: Ổn định và cải thiện ổn áp nguồn bởi không phải lúc nào mạng lưới cung cấp điện cũng hoạt động ổn định. Ngoài ra khi xảy ra hiện tượng quá hoặc dưới mức điện áp cần thiết, ổn áp sẽ tự động ngắt mạch để tránh chập, cháy làm ảnh hưởng đến chất lượng thiết bị. Đặc biệt khi xảy ra sự cố quá dòng, đoản mạch, ổn áp sẽ nhận tín hiệu ngay lập tức và tự động ngắt bằng Circuit Breaker (CB) để ngăn dòng điện tiếp tục chạy, nhằm bảo vệ dòng điện chính và thiết bị điện đang sử dụng. Rơ le điện tử trong ổn áp sẽ tự động cắt điện ra khi có bất thường làm điện áp quá cao và đóng điện lại khi hết sự cố.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại ổn áp đa dạng, tích hợp đa chức năng đáp ứng tốt cho nhu cầu sử dụng của người dùng. Tuy nhiên điều cần quan tâm chính là lựa chọn công suất của máy sao cho phù hợp với mục đích sử dụng của gia đình. 

Công suất máy ổn áp được in trên mặt trước của máy hoặc hiển thị tại tem nhãn với kí hiệu là KVA. Đây là kí hiệu dành cho công suất danh định của máy ổn áp và công suất thực tế khi hoạt động sẽ được tính theo đơn vị Watt (W). Công thức quy đổi giữa 2 đại lượng này là 1 KVA = 800W.

Khi chọn mua máy ổn áp cần lựa chọn công suất ổn áp dựa trên tổng công suất của các thiết bị điện dự định sử dụng ổn áp. Việc tính toán trước khi chọn mua ổn áp sẽ giúp tránh được tình trạng quá tải gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.

Lựa chọn ổn áp dùng cho một hộ gia đình cần chú ý đến số lượng máy lạnh, bình nóng lạnh, bếp từ (các thiết bị có công suất lớn) mức độ sử dụng đồng thời cùng lúc để lưa chọn công suất máy ổn áp phù hợp.

Đối với các gia đình nhỏ (chỉ sử dụng đèn quạt tivi, nồi cơm, máy bơm): Lựa chọn ổn áp 3KVA là phù hợp. Gia đình có đủ các thiết bị điện (01 máy lạnh, 01 bình nóng lạnh, 01 nồi cơm, 1 tủ lạnh và đèn, quạt, tivi) phải chọn ổn áp có công suất nhỏ nhất là 5KVA, nên lớn hơn 7,5KVA hoặc 10KVA để dự phòng sử dụng thêm máy lạnh và bình nóng lạnh.

Gia đình có 2 – 3 máy lạnh chọn ổn áp lioa có công suất 7,5KVA. Gia đình có các thiết bị như 4 máy lạnh và các thiết bị điện khác lựa chon ổn áp 10KVA. Gia đình có các thiết bị 5 – 6 máy lạnh nên lựa chon ổn áp có công suất 15KVA. Biệt thự có 5 – 7 máy lạnh 18.000 btu cần chọn ổn áp có công suất 20KVA hoặc 30KVA nếu có điều hòa cây.

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như chế độ bảo hành uy tín nên cân nhắc mua hàng từ những thương hiệu lớn và tại trung tâm mua sắm tin cậy. Tùy theo nhu cầu cá nhân và đặc điểm của thiết bị gia dụng tại nhà nên đến trực tiếp trung tâm mua sắm để được nhân viên tư vấn sản phẩm phù hợp. Tránh mua ổn áp có số pha và công suất quá lớn để tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn.

Dự thảo Quy chuẩn thiết bị điện dùng cho lắp đặt điện trong gia đình và hệ thống lắp đặt tương tự

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới và Quyết định số 630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/5/2020 ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức xây dựng và hoàn thiện dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về thiết bị điện dùng cho lắp đặt điện trong gia đình và hệ thống lắp đặt tương tự (dự thảo). 

Dự thảo quy định yêu cầu về kỹ thuật (ghi nhãn, đảm bảo an toàn, điều kiện khí hậu, yêu cầu đối với dây và cáp điện); yêu cầu về quản lý (công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy, đánh giá sự phù hợp); trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan. Dự kiến văn bản sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh thiết bị điện và các tổ chức đánh giá sự phù hợp có liên quan.

Về phạm vi điều chỉnh, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định các yêu cầu về an toàn và quản lý đối với thiết bị điện dùng cho lắp đặt điện trong gia đình và hệ thống lắp đặt tương tự được quy định trong các Danh mục tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này (sau đây gọi tắt là Danh mục thiết bị điện). Thiết bị điện dùng cho lắp đặt điện trong gia đình và hệ thống lắp đặt tương tự là thiết bị điện được sử dụng để lắp đặt trong hệ thống điện của nhà ở và các công trình dân dụng tương tự khác như cửa hàng, trang trại….

Ngọc Nga (T/h)

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích