Cây bàng 150 tuổi – lưu giữ giá trị lịch sử Côn Đảo

Cây bàng 150 tuổi – lưu giữ giá trị lịch sử Côn Đảo

Cây bàng vốn được xem là biểu tượng của Côn Đảo. Cây bàng góp phần tạo nên không gian trầm mặc, cổ kính, hoang sơ. Không chỉ thế, cây bàng còn là sự song hành với lịch sử đẫm nước mắt của “địa ngục trần gian” với biết bao đau thương, mất mát.

Có một gốc và thân cây bàng cổ thụ đang được trưng bày với kích thước khổng lồ, hình thù lạ mắt. Gốc cây bàng cổ thụ đã khiến nhiều người không khỏi tò mò, hiếu kỳ đến tận nơi chiêm ngưỡng.

Chủ nhân của gốc cây quý hiếm đó chính là anh Trần Văn Thấy – Chủ quán Kem Dừa Côn Đảo, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Hiện gốc cây quý đang được trưng bày để người dân chiêm ngưỡng, đồng thời đang được “khoác áo mới” từng ngày, dần trở thành 1 tác phẩm nghệ thuật có giá trị lịch sử chính ngay tại xưởng của anh.

tm-img-alt
Anh Trần Văn Thấy – Chủ nhân gốc bàng, tác phẩm nghệ thuật

Cây bàng vốn được xem là biểu tượng của Côn Đảo. Cây bàng góp phần tạo nên không gian trầm mặc, cổ kính, hoang sơ. Không chỉ thế, cây bàng còn là sự song hành với lịch sử đẫm nước mắt của “địa ngục trần gian” với biết bao đau thương, mất mát. Bàng Côn Đảo thuộc loại giống cây rừng, lá, quả to hơn bàng nơi khác.

Ngày xưa, người ta trồng bàng để chắn gió, bão, bảo vệ đảo. Có lẽ giờ đây chúng ta phải gọi là “Cụ Bàng” mới đúng, bởi vì ở đây có tới gần 60 cây bàng có tuổi thọ từ 130-150 tuổi, được xếp vào hàng cây “Di sản Việt Nam”. Nắng, gió, bão, cát Côn Đảo- nuôi dưỡng cho cây lớn khỏe từng ngày. Vượt qua thời tiết khắc nghiệt, cây bàng vẫn xanh lá, gốc to hơn, vỏ xù xì gân guốc. Ở Côn Đảo, bàng có mặt ở khắp mọi nơi, đến mùa lá rụng, lá đỏ như màu cờ bay xào xạc trên đường, trên sân nhà tù, những chiếc lá rơi bị gió cuốn đi, nghe sột soạt như lời thì thầm của những anh linh đang quanh quẩn đâu đây.

Khi biết tin có một thân gốc bàng bỗng nhiên bị rụng lá rồi chết khô ở nhà dân. Khi đi ngang qua, anh tò mò vào xem. Lúc này, với đôi mắt tinh tường, đồng thời muốn lưu giữ gốc bàng- loài cây gắn liền với giá trị lịch sử của Côn Đảo, anh Trần Văn Thấy, đã hỏi mua mang về xưởng.

Để bứng được thân cây đã khô có kích thước khủng, nguyên vẹn, anh phải thuê xe cẩu, nhân công đào gốc mất hàng tháng và quá trình vận chuyển gốc cây hàng trăm năm tuổi này cũng vô cùng công phu. Cây bàng được đốn xong, anh đem về trưng trong nhà xưởng rộng lớn.

tm-img-alt

Gốc bàng cổ thụ- Mối lương duyên của anh Thấy

Anh Thấy còn dành phần đất mặt tiền để bày, tiện cho việc người dân trong vùng đến chiêm ngưỡng. Thời gian đầu, tôi thuê 10-15 nhân công chăm sóc gốc cây. Mỗi người một nhiệm vụ: lột vỏ, chà nhám sạch sẽ và mua hàng ngàn lít dầu, thuốc trị mối về quết lên để tránh mối mọt. Anh cũng cho thợ gia công thêm để tạo hình thù Cụ Bàng trông bắt mắt và có nhiều hình thù độc đáo. Gốc bàng có đường kính 2 mét, chiều dài 8 mét, khi được anh đưa về “dinh thự” của mình, thu hút sự tò mò hiếu kì của người dân khắp nơi đổ về chiêm ngưỡng.

Anh cũng cho biết, sau khi đưa gốc bàng về và được làm sạch, có nhiều người sẵn sàng bỏ số tiền lớn đến mua lại nhưng anh không bán. Lý do bởi anh xem gốc bàng là một kỷ niệm đẹp, cơ duyên hiếm có của mình, đồng thời anh cũng muốn lưu giữ lại giá trị lịch sử cho đời về cây bàng ở Côn Đảo.

Đến nay, anh Thấy  đang thực hiện một tác phẩm mỹ thuật tạo thành quần thể các hình tượng trên gốc cây cổ thụ. Anh sẽ tạo hình giữ nguyên dáng vẻ mộc mạc của bộ rễ tự nhiên và trong quần thể đó, điểm nhấn đặc biệt nhất chính là tạc tượng chị Võ Thị Sáu và các anh hùng Côn Đảo. Bên trên là vầng hoa sen, đồng thời, khắc họa thành hình chim thú dựa vào các vân cây, nụ bông có sẵn.

tm-img-alt
Gốc bàng – tạc tượng chị Võ Thị Sáu và các anh hùng tại Côn Đảo

Nói về ý tưởng biến gốc cây thành tác phẩm nghệ thuật lịch sử, anh Trần Văn Thấy, cho biết: Sau khi đã làm sạch, anh nhờ nghệ nhân tạc tượng chị Võ Thị Sáu và anh hùng liệt sĩ. Ở phần trên được đục những đóa sen. Công trình hoàn thành, với mong muốn lưu giữ lại cây bàng, giá trị lịch lử của Côn Đảo cho đời sau.

Kể từ khi sở hữu gốc bàng cổ thụ này, anh Thấy luôn coi gốc cây cổ thụ là người thân, người bạn tâm giao chẳng thể rời xa. Anh kể chỉ cần đi đâu xa vài ngày là thấy nhớ nhung, chỉ muốn về gặp gỡ ngay lập tức. Anh buồn trong người, chỉ cần đi một vòng là lòng cảm thấy nhẹ nhõm, niềm vui quay trở lại.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích