Thiên tai năm 2023 gây thiệt hại hơn 8.000 tỷ đồng

Thiên tai năm 2023 gây thiệt hại hơn 8.000 tỷ đồng

Trong năm 2023, thiên tai diễn biến rất phức tạp, xuất hiện nhiều hiện tượng cực đoan, gây thiệt hại cho nước ta hơn 8.000 tỷ đồng.

Trong năm 2023, thiên tai diễn biến rất phức tạp, xuất hiện nhiều hiện tượng cực đoan, gây thiệt hại cho nước ta hơn 8.000 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Hải – Trưởng phòng Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai (Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, năm 2023, nước ta đã xảy ra trên 1.100 trận thiên tai với 21/22 loại hình thiên tai.

Thiên tai năm 2023 gây thiệt hại hơn 8.000 tỷ đồng
Mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất làm 9 người chết tại tỉnh Lào Cai

Trong đó, một số đợt thiên tai lớn, gây hậu quả nghiêm trọng tập trung vào các loại hình thiên tai như mưa lớn gây ngập lụt, sạt lở đất. Điển hình như: Sạt lở đất tại đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) làm 3 chiến sĩ và 1 người dân bị vùi lấp; sạt lở tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) làm 2 người chết, 5 người bị thương; mưa lớn gây lũ quét tại thị xã Sa Pa và huyện Bát Xát (Lào Cai ) khiến 9 người chết; 3 đợt mưa lớn tại miền Trung từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 11 làm 14 người chết, mất tích…

Tổng cộng, từ đầu năm đến nay, thiên tai đã làm 166 người chết và mất tích, (bằng 95% so năm 2022). Thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 8.236 tỷ đồng (bằng 42% so với năm 2022).

Ông Hải đánh giá, trong các đợt thiên tai lớn năm 2023, các địa phương đã chủ động triển khai ứng phó từ sớm, từ xa, góp phần giảm thiểu thiệt hại.

Song một số nơi người dân vẫn còn chủ quan, xem nhẹ ảnh hưởng, mức độ nguy hiểm của thiên tai nên đã xảy ra những thiệt hại đáng tiếc về người khi đi qua các ngầm tràn, các con suối ngập sâu, nước chảy xiết và bị cuốn trôi, trẻ em bị đuối nước…

Thiên tai năm 2023 gây thiệt hại hơn 8.000 tỷ đồng
TP. Đà Nẵng ngập sâu trong trận mưa ngày 13/10

Đại diện Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai đánh giá việc hành động sớm để ứng phó thiên tai là khẩu hiệu xuyên suốt trong năm qua và đã phát huy nhiều hiệu quả.

Theo ông Hải, cần hành động sớm để ứng phó thiên tai. Điều này thể hiện ở việc chuẩn bị sẵn sàng với các hoạt động xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai; chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện và tổ chức diễn tập theo phương án đã phê duyệt; ban hành sớm các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai và thông tin đến các cấp chính quyền cơ sở và người dân để chủ động ứng phó.

“Việc hành động sớm đã giúp chúng ta chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa trong phòng, chống thiên tai để giảm thiểu thiệt hại, đặc biệt đảm bảo an toàn về người”, ông Hải nói.

Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia Hoàng Phúc Lâm cho biết, năm 2023 thời tiết chịu ảnh hưởng của El Nino nên bão ít hơn, nhưng xuất hiện nắng nóng đỉnh điểm và mưa lớn cục bộ.

Cụ thể, ngày 6/6, Hồi Xuân (Thanh Hóa) nóng 44,1 độ C, vượt kỷ lục năm 2019 ở Hương Khê (Hà Tĩnh) 43,3 độ C. Chỉ 1 ngày sau, Tương Dương (Nghệ An) xác lập kỷ lục nhiệt độ mới 44,2 độ C.

Từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 11, miền Trung xảy ra ba đợt mưa lớn làm 14 người chết và mất tích. Trong đó đợt 13-17/11, Thừa Thiên Huế có nơi mưa hơn 800 mm trong một ngày gây ngập sâu 2 m ở hạ lưu sông Hương và sông Bồ. Mực lũ ở trạm Kim Long, sông Phú Ốc lớn nhất trong 10 năm qua.

Tại Đà Nẵng, đợt mưa ngày 10-17/10 với tổng lượng trên 1.300 mm cũng gây ngập lụt nghiêm trọng nhiều khu vực thành phố.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích