6 bí quyết chăm sóc vùng kín, ngăn ngừa viêm nhiễm
6 bí quyết chăm sóc vùng kín, ngăn ngừa viêm nhiễm
Là phụ nữ nhất định phải biết những bí quyết chăm sóc vùng kín, ngăn ngừa viêm nhiễm này để bảo vệ cô bé tránh khỏi những căn bệnh phụ khoa không mong muốn.
Bảo vệ sự cân bằng pH ở vùng kín phụ nữ
Bình thường độ pH của âm đạo nằm trong khoảng từ 3,8–4,5 nhưng việc thụt rửa có thể làm ảnh hưởng đến chỉ số này. Thụt rửa sẽ làm giảm tính axit của âm đạo, phá vỡ hệ vi sinh vật có lợi ở âm đạo và khiến âm đạo dễ bị nhiễm trùng bởi các vi khuẩn có hại.
Ảnh minh họa
Nếu dịch âm đạo có mùi khó chịu, bạn nên đi gặp bác sĩ. Việc thụt rửa sẽ chỉ làm giảm bớt mùi khó chịu nhưng sẽ không giải quyết được nguyên nhân gây mùi.
Không mặc đồ lót quá chật, chất liệu không thấm hút mồ hôi
Mặc quần lót quá chật, quần lọt khe, chất liệu không thấm hút mồ hôi làm cho vi khuẩn tích tụ, dễ gây bệnh phụ khoa và xuất hiện mùi khó chịu ở khu vực này.
Không vệ sinh vùng kín bằng xà bông hoặc sữa tắm
Sữa tắm và nhất là xà bông, có nhiều chất tẩy rửa như kiềm, cồn trong khi làn da vùng kín nhạy cảm, dễ bị kích ứng hơn những vùng da khác. Dùng xà bông hay sữa tắm rửa có thể làm khô “cô bé”, gây mất cân bằng độ pH tự nhiên, tạo cơ hội cho vi khuẩn và nấm phát triển.
Ảnh minh họa
Chỉ cần dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ rửa vùng kín một lần một ngày, những lần khác chỉ cần rửa bằng nước sạch (nước hơi ấm thì càng tốt).
Quan hệ an toàn để bảo vệ vùng kín phụ nữ
Bạn nên quan hệ tình dục có sử dụng bao cao su để ngăn ngừa các bệnh xã hội, hay còn gọi là bệnh lây qua đường tình dục như:
– HIV
– Giang mai
– Lậu
– Chlamydia
– Mụn cóc sinh dục
– Herpes sinh dục
– Một số bệnh như HIV và herpes sinh dục không có cách chữa trị hiệu quả. Thậm chí HPV, loại virus gây mụn cóc sinh dục còn có thể gây ung thư.
Ảnh minh họa
Khám phụ khoa định kỳ cũng là cách chăm sóc vùng kín
Khám phụ khoa định kỳ là điều rất cần thiết để duy trì sức khỏe vùng kín. Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ nên sàng lọc phụ khoa lần đầu tiên khi 21 tuổi. Phụ nữ cũng được khuyến cáo thực hiện xét nghiệm PAP khi 21 tuổi để kiểm tra nguy cơ mắc ung thư.
Lưu ý khi chăm sóc vùng kín
Mùi hôi là một vấn đề khác mà chị em cũng hay gặp. Vậy cách vệ sinh vùng kín để không có mùi thế nào mới đúng cách. Theo nguyên tắc đầu tiên chính là bạn nên tránh thụt rửa quá sâu. Bởi vì như thế sẽ làm mất độ pH cân bằng tự nhiên của âm đạo. Và nên làm theo một số điều lưu ý sau:
– Đi tiểu ngay sau khi quan hệ
– Nên giặt đồ lót bằng sản phẩm không mùi
– Tắm ngay sau khi đổ mồ hôi nhiều hoặc tập thể dục
– Đối với việc vệ sinh vùng kín thì chỉ dùng xà phòng loại nhẹ và không mùi.
– Nên thay đồ lót thường xuyên.
– Khi vệ sinh bằng xà phòng hạn chế không để xà phòng vào âm đạo. Bởi xà phòng có thể thay đổi pH, gây nhiễm trùng và mùi cho vùng kín.
Ảnh minh họa
Lý do đầu tiên mà các chị em cần quan tâm tới chính là để bảo vệ vùng kín khỏi bị viêm nhiễm. Bởi cách vệ sinh vùng kín khi bị viêm nhiễm. Và chưa bị viêm nhiễm là hoàn toàn khác nhau.
Sẽ có hai cách vệ sinh vùng kín theo hai giai đoạn: vệ sinh hàng ngày và vệ sinh vào ngày đèn đỏ.
Việc vệ sinh hàng ngày là vô cùng quan trọng. Bạn cần vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài âm đạo. Hạn chế việc xối nước mạnh vào sâu vùng kín dễ khiến cho vi khuẩn có điều kiện ngược lên trên.
– Dung dịch vệ sinh chỉ là một công cụ giúp vệ sinh được tốt hơn. Nhưng bạn không lạm dụng. Bởi nhiều loại dung dịch có thể gây mất cân bằng môi trường âm đạo.
– Nên vệ sinh vùng kín ít nhất 2 lần/ngày. Hoặc sau mỗi lần đi vệ sinh.
Không ngâm vùng kín trong chậu quá lâu. Sẽ khiến vùng kín bị ẩm ướt dễ gây ra tình trạng nấm nhiều hơn.
– Quần lót là nơi chứa vi khuẩn nhiều nhất. Bạn nên thay quần lót mỗi khi thấy ẩm ướt và mua mới định kì. Tuyệt đối không mặc quần chật, mặc quần lót lọt khe, dạng dây.
Nếu bạn đang trong kì thì ngoài việc vệ sinh thông thường. Bạn còn cần chú ý một số điều như thế này nữa. Nên chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên cứ 4 giờ/ lần. Và nếu ra nhiều thì bạn nên thay thường xuyên hơn.
Đối với các loại băng vệ sinh bạn dùng nên hạn chế việc dùng có mùi. Vì lúc này vùng kín là vô cùng nhạy cảm.