Trung Quốc ra mắt turbine gió ngoài khơi chống bão cấp 17

Trung Quốc ra mắt turbine gió ngoài khơi chống bão cấp 17

Mingyang Smart Energy đã giới thiệu tua-bin gió ngoài khơi công suất 18-20 MW, là tuabin lớn nhất thế giới và có khả năng chống bão cấp 17. Đây là bước tiến mới trong công nghệ năng lượng gió.

MingYang Smart Energy, nhà sản xuất turbine gió ngoài khơi của Trung Quốc, giới thiệu nguyên mẫu turbine mới nhất có thể hoạt động ngay cả trong bão mạnh. Với công suất 18 MW, đây là turbine gió lớn nhất thế giới tính đến nay.

Với cơ sở sản xuất đặt ở Sán Vĩ, hôm 13/12 MingYang giới thiệu turbine gió ngoài khơi MySE18.X-20 MW. Thiết kế của turbine phát triển từ các phiên bản 14 – 16 MW mà công ty đã sản xuất và triển khai. Theo họ, turbine có thiết kế dạng module siêu nhẹ và cung cấp hiệu suất cao.

Theo thông cáo báo chí của công ty, thiết kế tua-bin MySE18.X-20 MW có dạng mô-đun, trọng lượng nhẹ và mang lại hiệu suất cao. Kích thước đường kính của tua-bin dao động trong khoảng 260-292 mét, cung cấp điện cho 96.000 hộ gia đình và giảm lượng khí thải CO2 xuống 66.000 tấn cho khu vực phía đông Quảng Đông.

tm-img-alt
Turbine gió MySE 18.X-20 MW được giới thiệu tại cơ sở sản xuất của MingYang. Ảnh: MingYang Smart Energy

Đường kính của turbine nằm trong khoảng 260 – 292 m tùy theo mức công suất (18 – 20 MW) và diện tích quét tương đương 9 sân bóng đá. Công suất hàng năm của turbine là 80 triệu kWh ở vùng Quảng Đông, giúp cung cấp điện cho 96.000 hộ gia đình và giảm 66.000 tấn khí CO2.

MingYang Smart Energy đảm bảo thiết kế turbine mới có thể triển khai ở khu vực với sức gió từ trung bình đến cao. Ngoài ra, turbine trang bị công nghệ chống bão chủ động, cho phép thiết bị chịu bão cấp 17. Công ty không tiết lộ chi tiết công nghệ, nhưng điều này có nghĩa turbine có thể chịu sức gió 56 – 61 m/giây, loại gió bão mạnh nhất mà thế giới từng ghi nhận. Tuy nhiên, turbine MySE18.X-20 MW có thể sớm bị soán ngôi. Đầu tháng 10 năm nay, công ty MingYang giới thiệu thiết kế dành cho turbine 22 MW với phần cánh quạt dài bằng tháp Eiffel.

Công ty có trụ sở tại Quảng Đông, Trung Quốc đã gây chú ý trong vài năm qua, khi liên tục chế tạo các tua-bin gió với mức công suất ngày càng tăng. Bắt đầu từ các tua-bin 14 MW vào mạng lưới điện ở Trung Quốc vào năm 2021, trong một thời gian ngắn, công ty này đã dần dần chế tạo tuabin gió 16MW. Nguyễn mẫu mới được công bố có công suất tới 18-20 MW.

Do thế giới đang hướng tới loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, các nhà máy điện gió và điện mặt trời sẽ giữ vai trò trung tâm giúp đáp ứng nhu cầu về điện. Trong khi trang trại mặt trời có hạn chế do không thể sản xuất năng lượng vào ban đêm, turbine có thể hoạt động cả ngày, dù công suất điện có thể biến động. Trong nhiều năm qua, turbine gió ngày càng lớn hơn và sản xuất nhiều điện hơn chỉ với một vòng quay. Việc chuyển turbine ra ngoài khơi giúp để dành đất cho trang trại.

Thiên Bảo (T/h)

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích