Thái nguyên thu giữ hơn 400 sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Thực hiện về việc cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2023; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, mới đây Đội Quản lý thị trường số 4 đã đồng loạt kiểm tra 05 cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố Phổ Yên và thành phố Sông Công.

Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã phát hiện tại 05 cơ sở kinh doanh đang trưng bày hơn 400 đơn vị sản phẩm có dấu hiệu là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu bao gồm: 300 đôi tất đi chân, 20 đôi giày, 13 bộ quần áo, 20 đôi dép giả mạo nhãn hiệu Adidas; 30 tai nghe, 25 củ sạc giả mạo nhãn hiệu Apple. Tổng trị giá hàng hóa vi phạm trên là 25.000.000 đồng.

Làm việc với Đoàn kiểm tra, các chủ cơ sở kinh doanh khai nhận toàn bộ số hàng hóa trên được mua trôi nổi trên thị trường, không có hóa đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp của toàn bộ số hàng hóa mang các nhãn hiệu nói trên. Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa vi phạm tại 05 cơ sở trên để tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.

 Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên thu giữ lượng lớn hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Ảnh: Cục QLTT Thái Nguyên

Theo Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định126/2021/NĐ-CP thì hành vi bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng: Buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi trên.

Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 55.000.000 đồng đến 85.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 85.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm trên 300.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 10 Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP trong trường hợp không có căn cứ xác định giá trị hàng hóa vi phạm.

 An Dương 

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích