Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 15/12/2023

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 15/12/2023

Tin tức môi trường mới nhất, nóng nhất hôm nay 15/12/2023. Cập nhật tin nhanh môi trường mới nhất hôm nay 15/12/2023 do Môi trường và Đô thị tổng hợp.

Đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt Bắc Bộ và Trung Bộ giảm mạnh

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết ngày 15/12, miền Bắc tiếp tục tăng nhiệt mạnh. Người dân có thể cảm thấy khó chịu khi cảm giác oi nóng như mùa hè, nhiệt độ cao nhất chạm ngưỡng 27-30 độ C.

Trạng thái trên sẽ chấm dứt kể từ đêm nay (15/12), khi khu vực xuất hiện mưa dông. Ngày 16/12, không khí lạnh tràn xuống gây ảnh hưởng đến thời tiết Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau đó đến Trung Trung Bộ. Gió trong đất liền chuyển hướng Đông Bắc mạnh dần lên cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5, giật cấp 6-7.

tm-img-alt
Miền Bắc chuyển rét từ đêm nay.

Lúc này, miền Bắc tiếp tục mưa và chuyển rét, nhiệt độ cao nhất tại Hà Nội và khu vực đồng bằng chỉ trong ngưỡng 19-21 độ C, giảm khoảng 8-10 độ C so với một ngày trước đó. Ban đêm, không khí lạnh lấn sâu vào đất liền tiếp tục kéo nhiệt độ xuống ngưỡng 11-14 độ C, rét đậm.

 Cơ quan khí tượng cho biết, hiện nay (15/12), bộ phận không khí lạnh mạnh ở phía Bắc đã báo đang di chuyển xuống phía Nam. Khoảng gần sáng và ngày 16/12, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ. Gió trong đất liền chuyển hướng Đông Bắc mạnh dần lên cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5, giật cấp 6-7.

Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất về đêm và sáng sớm ở trung du, đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 11-14 độ, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 7-10 độ, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ; khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế phổ biến 15-18 độ.

Thái Nguyên: Khắc phục hạn chế trong quản lý bảo vệ môi trường

Theo đó, không ít cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa chấp hành nghiêm quy định về bảo vệ môi trường; còn tình trạng vứt bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng một cách bừa bãi; thiếu kiểm soát môi trường trong chăn nuôi; chưa thu gom, xử lý nước thải, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt một cách hiệu quả…

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Khách quan mà nói, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, bước đầu kiềm chế gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái môi trường. Các chỉ tiêu về môi trường đô thị, nông thôn được cải thiện đáng kể, một số điểm ô nhiễm cao đã được quan tâm chỉ đạo xử lý dứt điểm.

Tuy vậy, không thể phủ nhận vẫn còn tình trạng ô nhiễm xảy ra ở một số nơi trên địa bàn, có nơi ô nhiễm kéo dài chưa được xử lý.

Thực tế cho thấy, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường của một số khu, cụm công nghiệp chưa được hoàn thiện và đáp ứng yêu cầu, quy định. Môi trường không khí xung quanh các cơ sở sản xuất công nghiệp tại từng thời điểm có hàm lượng bụi vượt ngưỡng cho phép.

Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh có 172 cơ sở chưa hoàn thiện hồ sơ cấp giấy phép môi trường, trong đó có 87 dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, 28 trang trại chăn nuôi, 53 mỏ khai thác, chế biến khoáng sản và 4 cơ sở y tế.

Một trong những khu vực ô nhiễm môi trường gây bức xúc nhất hiện nay chính là từ các trang trại chăn nuôi. Công tác quản lý hiện trạng, quy mô chăn nuôi trang trại của chính quyền một số địa phương trong tỉnh còn lỏng lẻo, chưa kịp thời hướng dẫn hồ sơ môi trường khi thay đổi quy mô chăn nuôi. Còn địa phương dù chú trọng phát triển chăn nuôi nhưng thiếu kiểm soát việc thực hiện quy định bảo vệ môi trường. Còn trang trại không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, không đảm bảo hồ sơ công trình bảo vệ môi trường.

Hoạt động khai thác khoáng sản, luyện kim và xây dựng cũng cho thấy không ít trường hợp vi phạm quy định về bảo vệ môi trường. Theo thống kê, toàn tỉnh có 27 đơn vị cần tiếp tục hoàn thiện việc lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động và liên tục, trong đó có 16 cơ sở liên quan đến nước thải và 11 cơ sở liên quan đến khí thải.

Có 31 mỏ, thuộc 17 đơn vị, doanh nghiệp còn thiếu trong ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; 3 mỏ của 3 đơn vị chưa ký quỹ. Có 47 đơn vị, doanh nghiệp còn nợ thuế và phí bảo vệ môi trường với số tiền lên tới trên 31 tỷ đồng.

Công tác quản lý, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn trong hoạt động y tế được xem là có lúc, có nơi chưa kịp thời. Vẫn tồn tại cơ sở y tế đang hoạt động nhưng chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế tập trung và hoàn thiện hồ sơ bảo vệ môi trường theo quy định. Một số cơ sở y tế thiết lập và tổ chức cụm lưu giữ chất thải nguy hại chưa đảm bảo yêu cầu…

Cùng với đó, tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn, miền núi chưa cao, lượng rác thải nhựa phát sinh lớn, chưa được thu gom, xử lý hợp vệ sinh. Công tác phân loại rác thải tại nguồn chưa đạt kết quả như mong muốn, còn địa phương chưa bố trí điểm tập kết, trung chuyển rác thải sinh hoạt.

Thực tế trên cho thấy, đã đến lúc phải có giải pháp quyết liệt hơn nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Các chuyên gia cho rằng, muốn sớm có được kết quả cần phải đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trường; hình thành lối sống, sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng xanh, thân thiện với môi trường.

Cơ quan chuyên môn cần nâng cao chất lượng thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, từ đó giám sát thực hiện các biện pháp buộc khắc phục hậu quả và những trường hợp chậm khắc phục theo kết luận thanh tra.

Với địa phương, cần có giải pháp cải tạo, khắc phục hoặc đóng cửa các bãi chôn lập rác thải gây ô nhiễm; hướng dẫn người dân chủ động phân loại, xử lý rác thải tại nguồn…

Lâm Đồng: Di dời đàn heo ra khỏi trang trại để khắc phục môi trường

Mới đây, đại diện UBND huyện Đạ Tẻh, Lâm Đồng cho biết: Qua kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng, tính đến ngày 8/12, Công ty Trường Thịnh Farm đã di dời toàn bộ đàn heo hơn 8.300 con ra khỏi trang trại như đã cam kết với chính quyền địa phương và người dân Thôn 1 (xã Triệu Hải) vào ngày 22/11.

Sau khi di dời đàn heo, chính quyền địa phương yêu cầu chủ trang trại thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường như đã cam kết; đồng thời, xây dựng các hạng mục hệ thống bảo vệ môi trường theo đúng cam kết và các quy định hiện hành của pháp luật. Công tác khắc phục ô nhiễm của trại chăn nuôi heo này được chính quyền địa phương và cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ.

tm-img-alt
Hồ chứa chất thải tại trại heo Trường Thịnh Farm là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường khiến người dân bức xúc

Sau khi hệ thống bảo vệ môi trường hoàn thành, UBND huyện Đạ Tẻh sẽ giao cơ quan liên quan tiến hành thẩm định và mời đại diện các hộ dân Thôn 1 (xã Triệu Hải) kiểm tra, nghiệm thu. Khi đã đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu thì UBND huyện Đạ Tẻh mới thống nhất để Công ty Trường Thị Farm tiếp tục tái đàn. Sau khi tái đàn, nếu tiếp tục để xảy ra ô nhiễm, hôi thối ảnh hưởng đến cuộc sống người dân thì Công ty Trường Thịnh Farm buộc phải thực hiện cam kết dừng ngay việc chăn nuôi theo quy định.

Tuy nhiên, theo người dân, mặc dù Công ty đã di chuyển hết đàn heo, nhưng tình trạng mùi hôi thối từ trại heo vẫn phát tán ra môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của bà con.

Liên quan đến tình trạng ô nhiễm nêu trên, UBND huyện Đạ Tẻh đang giao cơ quan chức năng hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với trại chăn nuôi heo theo quy định.

Đồng Tháp: Đoàn viên thanh niên Sa Đéc ra quân vệ sinh môi trường

tm-img-alt
Đoàn viên, thanh niên tham gia vệ sinh môi trường 

Hướng đến sự kiện Festival Hoa – Kiểng Sa Đéc lần thứ I năm 2023, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Phường 1, TP Sa Đéc vừa phối hợp cùng Câu lạc bộ Truyền thông – Sự kiện (Trường Đại học Đồng Tháp) và Chi đoàn Ngân hàng TPCP Á Châu Chi nhánh Đồng Tháp tổ chức lễ phát động ra quân vệ sinh môi trường xanh – sạch – đẹp trên địa bàn Phường 1.

Ngay sau lễ phát động, gần 100 đoàn viên, thanh niên tiến hành phát quang bụi rậm, chặt mé cây xanh che khuất tầm nhìn; vệ sinh môi trường, thu gom rác thải… tại các tuyến đường Phan Bội Châu, Rạch Cái Sơn, Hùng Vương nối dài. Thông qua hoạt động nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, góp sức cùng cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện công tác chỉnh trang đô thị. Đồng thời nâng cao ý thức cho người dân trên địa bàn phường giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Lâm Đồng: Di dời hơn 8.300 con lợn ra khỏi trang trại do ô nhiễm môi trường

Tin trên Báo Xây dựng, UBND huyện Đạ Tẻh yêu cầu Công ty Trường Thịnh Farm phải di dời toàn bộ đàn lợn hơn 8.300 con ra khỏi trang trại vì để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường.

UBND huyện Đạ Tẻh cho biết, qua kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng, Công ty Trường Thịnh Farm đã di dời toàn bộ đàn lợn hơn 8.300 con ra khỏi trang trại như đã cam kết với chính quyền địa phương và người dân Thôn 1 (xã Triệu Hải).

Sau khi di dời đàn lợn, chính quyền địa phương yêu cầu chủ trang trại thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường như đã cam kết. Đồng thời, xây dựng các hạng mục hệ thống bảo vệ môi trường theo đúng cam kết và các quy định hiện hành của pháp luật. Công tác khắc phục ô nhiễm của trại chăn nuôi heo này được chính quyền địa phương và cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ.

tm-img-alt
Di dời 8.300 con lợn vì ô nhiễm môi trường.

Sau khi hệ thống bảo vệ môi trường hoàn thành, UBND huyện Đạ Tẻh sẽ giao cơ quan liên quan tiến hành thẩm định và mời đại diện các hộ dân kiểm tra, nghiệm thu.

Khi đã đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu thì UBND huyện Đạ Tẻh mới thống nhất để Công ty Trường Thịnh Farm tiếp tục tái đàn. Sau khi tái đàn, nếu tiếp tục để xảy ra ô nhiễm, hôi thối ảnh hưởng đến cuộc sống người dân thì Công ty Trường Thịnh Farm buộc phải thực hiện cam kết dừng ngay việc chăn nuôi theo quy định.

Tuy nhiên, theo những hộ dân sinh sống gần trại lợn, mặc dù công ty đã di chuyển hết đàn heo, nhưng tình trạng mùi hôi thối từ trại heo vẫn phát tán ra môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của bà con.

Thông tin với phóng viên, ông N.P.L (người dân địa phương) cho biết, mỗi khi có gió nổi lên, mùi hôi thối từ trại lợn bốc lên không chịu nổi, gây ô nhiễm cả khu vực rộng lớn.

Liên quan đến tình trạng ô nhiễm nêu trên, UBND huyện Đạ Tẻh đang giao cơ quan chức năng hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với trại chăn nuôi lợn theo quy định.

Hội thảo quốc tế về hợp tác tài nguyên nước Mekong-Lan Thương

Tham dự hội thảo có Đại diện Bộ Ngoại giao, Trung tâm Hợp tác tài nguyên nước Mekong-Lan Thương, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và Đại sứ quán, các cơ quan báo chí-truyền thông các quốc gia tham gia cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương.

tm-img-alt
Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm tại hội thảo

Tại hội thảo, đại diện Đại sứ quán các nước tại Trung Quốc, các cơ quan quản lý, doanh nghiệp trong lĩnh vực hợp tác, bảo vệ và quản trị nguồn nước; điều tiết các nhà máy thủy điện và quản trị sinh thái hồ đập, thủy lợi… đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm, cách làm hiệu quả và đề xuất các kiến nghị nhằm khai thác tối đa hiệu quả hợp tác tài nguyên nước trong cơ chế hợp tác Mekong-Lan, đem lại lợi ích thiết thực cho các nước trong tiểu vùng, nhất là người dân sinh sống dọc hai bên sông Mekong-Lan Thương.

Hội thảo quốc tế về hợp tác tài nguyên nước Mekong-Lan Thương là một phần trong chương trình khảo sát hợp tác tài nguyên nước Mekong-Lan Thương, do Trung tâm Hợp tác tài nguyên nước Mekong-Lan Thương tổ chức tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc từ ngày 11 đến 15/12.

Trong khuôn khổ chương trình, đại diện các cơ quan ngoại giao, truyền thông các nước đã tham quan nhà máy thủy điện Tiểu Loan, hồ Sài Bích, hồ Nhĩ Hải, công viên đất ngập nước Đặng Bắc Kiều, ngôi làng Dương Khê, doanh nghiệp bảo vệ môi trường sinh thái Shunfeng…, tìm hiểu cách làm của các bên trong việc quản trị nguồn nước, phục hồi và bảo vệ môi trường sinh thái, tạo sinh kế bền vững cho người dân.

T.Anh (T/h)

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích