Phát hiện cháy rừng có thể tạo ra kim loại gây ung thư

Phát hiện cháy rừng có thể tạo ra kim loại gây ung thư

Sau một số vụ cháy rừng dữ dội gần đây ở Bắc California (Mỹ), các nhà khoa học kiểm tra đất bị cháy và phát hiện nó chứa đầy kim loại gây ung thư gọi là crom hóa trị 6.

Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học Stanford (Mỹ) đã nêu quan ngại rằng các đám cháy rừng tại bang California, miền Tây nước Mỹ, có thể làm biến đổi các kim loại tương đối vô hại thành hợp chất gây ung thư.

Nghiên cứu trên, được đăng tài trên Tạp chí Nature Communications gần đây, tập trung vào chất chromium – một kim loại được tìm thấy phổ biến trong đất tại bang California và dạng nguy hiểm hơn của chất này là hexavalent chromium (chromium-6).

Các phát hiện của nghiên cứu đã chứng minh rằng nhiệt độ cao trong các vụ cháy rừng ở bang California đã xúc tác cho quá trình biến đổi crom thành crom-6 trong đất và tro gây ung thư.

Theo nghiên cứu, thời tiết tương đối khô sau cháy rừng góp phần vào việc kéo dài sự tồn tại của crom-6 trong các lớp đất trên bề mặt tới 10 tháng.

tm-img-alt
Một vụ cháy rừng ở Foresthill, bang California (Mỹ). (Ảnh: AFP)

Theo Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế, crom-6 là chất gây ung thư nhóm một, có nghĩa nó sẽ gây ung thư ở người. Việc tiếp xúc với một lượng lớn crom-6 có liên quan đến ung thư phổi.

Trong một nghiên cứu trên chuột tiếp xúc với crom-6 trong nước uống, qua 2 năm một số con đã phát triển khối u ở miệng, ruột non và gan.

Trong bối cảnh bang California đang chật vật với các đám cháy rừng với tần suất và cường độ ngày càng tăng, các nhà nghiên cứu cho biết việc nắm được những nguy cơ tiềm tàng đối với sức khỏe liên quan đến cháy rừng có vai trò quan trọng.

Nhóm nhà khoa học khuyến cáo cần tiến hành thêm các nghiên cứu để điều tra sự hiện diện của các hợp chất nguy hiểm khác có thể được giải phóng trong các vụ cháy rừng.

Phát hiện mới này bổ sung thêm một hiểu biết bước ngoặt: các vụ cháy rừng đang bùng cháy ở các khu vực tự nhiên cũng có thể thải khói chứa kim loại độc hại vào khí quyển.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích