Anh nông dân nuôi con vật tưởng “vô bổ”, ai ngờ nhẹ nhàng bỏ túi 150 triệu

Những năm trở lại đây nhiều người trở về quê hương lập nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp đang trở thành xu hướng được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Nhiều mô hình thành công và cho hiệu quả kinh tế cao.

Điển hình ở vùng đất Thái Bình, anh Phạm Phú Diệp đã thành công với nuôi ốc bươu đen, tạo doanh thu cả trăm triệu mỗi năm.

Ốc bươu đen được thị trường ưa chuộng, giúp nhiều bạn trẻ thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Ốc bươu đen hay còn gọi là ốc nhồi là loài động vật thân mềm, sống phổ biến trong tự nhiên ở các ao hồ, sông suối. Tuy nhiên, do môi trường sống bị ô nhiễm, sự xâm nhập của ốc bươu vàng và nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường nên ốc bươu đen ngoài tự nhiên ngày càng trở nên khan hiếm.

Nắm bắt được xu hướng thị trường, nhiều nơi xây dựng mô hình nuôi ốc và sinh sản nhân tạo ngày một phát triển và đã mang lại lợi nhuận cao cho người dân. Với kỹ thuật nuôi tương đối đơn giản, chi phí đầu tư thấp, không tốn quá nhiều thời gian chăm sóc và đầu ra thị trường rộng lớn là một trong những ưu điểm của mô hình này. Thời vụ thả giống thích hợp từ tháng 3 tháng 5 hằng năm. Thời gian nuôi trung bình 5 – 6 tháng, nên thu hoạch trước mùa đông.

Đời sống - Anh nông dân nuôi con vật tưởng 'vô bổ', ai ngờ nhẹ nhàng bỏ túi 150 triệu
Cơ duyên đến với nghề nuôi ốc của anh Diệp cũng khá bất ngờ. 

Mặc dù học kỹ sư điện nhưng anh Phạm Phú Diệp ở Thái Bình lại lựa chọn ở lại quê hương lập nghiệp. Nói về cơ duyên lập nghiệp ở quê Diệp chia sẻ với báo Dân Việt, niềm đam mê với chăn nuôi, trồng trọt đã nhen nhóm từ khi anh còn là sinh viên.

Từ hồi còn đi học có đam mê với chăn nuôi, do đó khi xem mô hình nuôi ốc bươu đen trên truyền hình, anh Diệp đã quyết tâm đi tham quan học hỏi kinh nghiệm, đặt mua 1.000 con ốc giống về nuôi thử. Vào thời điểm đó, Diệp vừa học ở Nam Định vừa tranh thủ ngày nghỉ để về quê chăn nuôi.

Đời sống - Anh nông dân nuôi con vật tưởng 'vô bổ', ai ngờ nhẹ nhàng bỏ túi 150 triệu (Hình 2).
Ốc bưu đen nếu biết cách nuôi, người chăn nuôi sẽ thu nhập rất cao.

Nói về mô hình nuôi ốc bưu đen, chủ trang trại chia sẻ: “Nuôi ốc bươu đen cho hiệu quả cao hơn so với nuôi cá truyền thống. Thức ăn của ốc rất dễ kiếm quanh nhà như bèo tấm, bèo cái, lá sắn tàu, quả mướp, lá khoai nước… tôi chủ yếu học kỹ thuật nuôi thông qua mạng xã hội và các chương trình trên ti vi. Thời gian đầu, do chưa làm chủ được kỹ thuật nuôi, thời tiết nên ốc thường bị mắc bệnh sưng vòi, hao hụt đi rất nhiều khiến tôi thiệt hại hàng trăm triệu đồng”.

Mới đầu khởi nghiệp anh Diệp đối mặt với khó khăn, nhưng chính điều này  cũng là cách giúp anh tích lũy thêm kinh nghiệm. Sau hơn 3 tháng kiên trì vừa học vừa làm, ốc bươu đen đã trưởng thành và cho thu hoạch ốc thương phẩm từ 35 – 40 con/kg. Đáng chú ý, hàng năm thu lãi khoảng 150 triệu đồng.

Không chỉ nuôi ốc bươu đen thương phẩm, anh Diệp còn cung cấp nguồn ốc giống chất lượng cho người dân. Với mô hình khởi nghiệp từ nông nghiệp, chàng trai 9X này có thu nhập tốt.

Đời sống - Anh nông dân nuôi con vật tưởng 'vô bổ', ai ngờ nhẹ nhàng bỏ túi 150 triệu (Hình 3).
Ốc bưu đen không phải con vật độc lạ mà nó khá quen thuộc với người dân.
Đời sống - Anh nông dân nuôi con vật tưởng 'vô bổ', ai ngờ nhẹ nhàng bỏ túi 150 triệu (Hình 4).
Món ngon từ ốc.

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), ốc bươu là loại tương đối phổ biến đối với người Việt. 

Ốc là nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Ngoài luộc ốc bạn có thể chế biến như xào, nướng, ăn tươi… nhằm giữ lại nhiều chất dinh dưỡng quý báu.

Nhiều món ốc trong nhà hàng được chế biến công phu cũng có giá thành khá đắt đỏ.

Mặc dù ốc là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng đồng thời là nơi trú ngụ của các loài giun sán. Chúng thường ký sinh trên ốc sau đó theo đường ăn uống mà xâm nhập vào cơ thể.

Vì thế, bạn cần lưu ý làm sạch ốc trước khi chế biến. Bạn cũng đừng nên ngâm ốc quá lâu vì nghĩ rằng ngâm càng lâu càng làm sạch ốc. Ngược lại, việc ngâm ốc lâu sẽ vô tình làm chúng bị biến chất dẫn đến chết, làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy.

Trong con ốc có chứa nhiều giun sán lẫn vi khuẩn vibrio parahaemolyticus. Những ký sinh và vi khuẩn này đều có khả năng kháng nhiệt cao nên bạn cần phải luộc ốc trong nước sôi khoảng 4 – 5 phút trước khi chế biến xào, nướng… để đảm bảo an toàn khi ăn.

 Theo Người đưa tin

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích