Bất động sản 24h: Lo ngại lên giá, nhà đầu tư mong chờ hết giãn cách để đi “săn“ đất vùng ven TP.HCM

Lo ngại lên giá, nhà đầu tư mong chờ hết giãn cách để đi “săn” đất vùng ven TP.HCM

Đã quá lâu hoạt động mua bán bất động sản phải chờ đợi diễn biến của tình hình dịch bệnh kéo dài. Những ngày này, cả môi giới và nhà đầu tư bất động sản khu vực phía Nam đều mong chờ được nới lỏng giãn cách để trở lại “trạng thái bình thường mới”.

Đã mấy tháng nay, anh Ch. (ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM) nóng ruột vì không thể đi xem được bất động sản tại Đồng Nai do giãn cách kéo dài. Vào khoảng tháng 6/2021, anh được môi giới chào miếng đất giá khá tốt ở Nhơn Trạch, có sổ đỏ, nhưng do tình hình dịch bệnh anh không thể đi xem thực tế được. 

nhà đầu tư săn đất vùng ven
Ảnh minh họa

Mọi thứ trên giấy đều khá ưng nhưng việc quyết định xuống tiền còn phải đi xem thực tế. “Tôi mong sớm được đi lại bình thường để đi xem được đất rồi quyết định, để lâu lại lo ngại việc lên giá, mất cơ hội đầu tư”, anh Ch. chia sẻ.

Được biết, nhà đầu tư này hiện cũng có vài bất động sản tại Long Thành và khu Đông của TP.HCM. Trước thời điểm giãn cách, anh Ch. có bán ra một bất động sản tại khu Đông và có dòng tiền sẵn nên đi “săn” bất động sản tỉnh lân cận để đầu tư dài hạn. Anh nhắm đến bất động sản có giá mềm từ 1 – 2 tỷ đồng, pháp lý ổn, ở các nơi có hạ tầng, quy hoạch đang được đầu tư để “đón sóng” đầu tư.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Doanh nghiệp mong mỏi một điểm nghẽn lớn trên thị trường BĐS được tháo gỡ

Vướng mắc trong việc ra quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án nhà ở thương mại có nguồn gốc đất hỗn hợp đã khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, thị trường thiếu nguồn cung.

Trong suốt nhiều năm qua, kể từ khi Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp bất động sản phải xếp hàng dài chờ thủ tục vì vướng mắc pháp lý liên quan đến lựa chọn chủ đầu tư nhà ở thương mại. Theo đó, Luật Nhà ở 2014 quy định việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại được thực hiện thông qua các hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Chỉ định chủ đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư có đủ điều kiện theo quy định tại Luật Nhà ở, đồng thời phải có quyền sử dụng đất ở hợp pháp. 

Điều này có nghĩa, những nhà đầu tư nào có quỹ đất sạch nhưng không phải là đất ở 100% sẽ không được lựa chọn làm chủ đầu tư dự án, việc ra quyết định chủ trương đầu tư bị ách tắc.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Triển vọng ngành bất động sản sẽ duy trì tích cực trong trung và dài hạn

Triển vọng chung của ngành bất động sản sẽ tiếp tục duy trì tích cực trong trung và dài hạn bởi đây vẫn là kênh đầu tư phù hợp với khẩu vị của đại đa số nhà đầu tư…

Tại báo cáo ngành bất động sản công bố mới đây, Khối phân tích CTCP Chứng khoán Agribank (Agriseco Research) đã đưa ra những nhận định tích cực về dư địa tăng trưởng trong dài hạn của nhóm ngành này.

ngành bất động sản

Theo đó, mức độ đòn bẩy tài chính đã giảm đáng kể so với thời điểm đầu năm. Cụ thể, tỷ lệ dư nợ trên vốn chủ sở hữu đã giảm từ 62% vào đầu năm xuống 52% tại thời điểm ngày 30/6/2021, ngang với thời điểm cuối năm 2019.

Hai nguyên nhân cơ bản được chỉ ra như sau: Một, tình hình thị trường bất động sản khả quan giúp điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp cải thiện, tạo ra dòng tiền bền vững làm tăng vốn chủ sở hữu. Hai, các doanh nghiệp đang có xu hướng dịch chuyển huy động vốn từ vốn vay, trái phiếu sang phát hành cổ phiếu tận dụng thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn sôi động.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Chính sách giảm sốc cho thị trường bất động sản du lịch hậu Covid-19

Đại dịch Covid-19 là yếu tố tác động tiêu cực làm giảm hiệu quả kinh doanh của toàn ngành du lịch nói chung, thêm vào đó là những vướng mắc về mặt pháp lý dẫn đến tình trạng sụt giảm mạnh của phân khúc bất động sản du lịch. Thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp bất động sản du lịch đang phải đối mặt với nhiều rủi ro lớn, cần thời gian dài để ổn định và phục hồi. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích chung thực trạng pháp lý đồng thời kiến nghị một số giải pháp giúp “giảm sốc” để doanh nghiệp bất động sản du lịch bứt phá hậu Covid-19. 

Xét về mặt bản chất, có thể hiểu bất động sản du lịch là đất đai, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất đai, được sử dụng vào mục đích phục vụ nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng của con người trong một thời gian nhất định. 

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 có thể hiểu: Kinh doanh bất động sản du lịch là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản du lịch; thực hiện các dịch vụ bất động sản theo quy định pháp luật nhằm mục đích sinh lời. Hoạt động kinh doanh bất động sản du lịch có những đặc điểm chung của hoạt động kinh doanh bất động sản, đồng thời có những đặc điểm riêng chỉ gắn với phân khúc bất động sản này.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hà Nội kiểm định hàng trăm chung cư cũ, có 8 nơi phải phá dỡ vì nguy hiểm

Thành phố Hà Nội đã thực hiện kiểm định được 401/1.579 nhà chung cư. Trong số 401 nhà chung cư, có 8 nhà chung cư nguy hiểm, thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng lại theo quy định.

Đề cập về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, dẫn báo cáo của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Xây dựng cho biết hiện nay tại các đô thị trên cả nước có khoảng 2.500 khối nhà chung cư cũ được xây dựng từ trước năm 1994 với hơn 100 nghìn hộ dân đang sinh sống.

Các chung cư này chủ yếu tập trung tại một số địa phương như: Hà Nội với 1.579 nhà chung cư, TPHCM (575), Hải Phòng (205), Quảng Ninh (60), Phú Thọ (23), Nghệ An (22), Thanh Hóa (17), Cần Thơ (10)…

Hiện Hà Nội đã thực hiện kiểm định được 401/1.579 nhà chung cư. Trong số 401 nhà chung cư, có 8 nhà chung cư nguy hiểm, thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng lại theo quy định của Nghị định số 101.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nguồn: Realtimes.vn
Bạn cũng có thể thích