Vì sao trẻ thường mắc bệnh vào thời điểm giao mùa?

aq11120231031212831
PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An khám cho bệnh nhân. Nguồn ảnh: BVAV.

Các loại bệnh giao mùa thường “tấn công” các đối tượng có hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu như: người già, người mắc các bệnh lý nền, phụ nữ mang thai và trẻ em. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Bởi, hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn chỉnh, còn sức đề kháng thì yếu kém.

Các bệnh dễ mắc khi thời tiết giao mùa

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An – Nguyên Trưởng khoa Tai mũi họng Nhi của Bệnh viện Tai – mũi họng Trung ương, hiện đang là giám đốc Bệnh viện An Việt, thời điểm giao mùa là thời điểm hệ hô hấp của cơ thể bị ảnh hưởng nhiều nên các bệnh lý tai mũi họng cũng thường gặp hơn.

Đặc biệt trẻ nhỏ với sức đề kháng còn kém rất dễ bị mắc các bệnh lý tai mũi họng. Tuy là các bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu chủ quan hay điều trị sai cách có thể dẫn tới nhiều biến chứng.

Viêm tai giữa

Viêm tai giữa tiết dịch hay gặp ở trẻ em, tỉ lệ mắc chiếm khoảng 10 – 20% tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Thời gian giao mùa sang mùa thu, tầm tháng 9, tháng 10 là thời điểm trẻ dễ bị mắc bệnh nhất. Bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Viêm amidan

Thời tiết giao mùa, viêm amidan có thể gặp nhiều ở cả người lớn và trẻ em. Do cấu trúc amidan nhiều hốc và nằm giao đường ăn và đường thở, là cửa ngõ khiến vi rút, vi khuẩn rất dễ xâm nhập gây bệnh, đặc biệt khi thời tiết thay đổi thất thường.

Trẻ bị viêm amidan cấp thường có biểu hiện đau họng, sốt, chảy nước mũi, hai amidan sung lớn, vùng họng viêm đỏ…; bệnh nhân viêm amidan mạn thường gây cảm giác đau nhói vùng họng, thỉnh thoảng ho khan, khàn tiếng, hơi thở hôi…

Viêm VA

Viêm VA có nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong những nguyên nhân điển hình là tình trạng viêm nhiễm do bị lạnh, các vi khuẩn và vi rút có sẵn ở mũi họng trở nên gây bệnh. Một nguyên nhân không thể bỏ qua chính là cấu trúc của VA có nhiều khe, hốc, là nơi vi khuẩn dễ trú ẩn và phát triển càng dễ khiến bệnh dễ tái phát.

Bệnh viêm VA cấp thường có biểu hiện sốt cao, co giật, rối loạn tiêu hóa, tắc mũi, chảy mũi, trẻ bị ngủ ngáy.

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng được chia thành hai loại là viêm mũi dị ứng có chu kì và viêm mũi dị ứng không có chu kì. Loại viêm mũi dị ứng có chu kì rất phổ biến vào thời điểm giao mùa, đầu mùa lạnh hay đầu mùa nóng.

Những lưu ý cho phụ huynh khi điều trị bệnh tai mũi họng cho trẻ cần tránh: dùng đơn thuốc cũ cho trẻ Khi trẻ bị các bệnh tai mũi họng, nhiều cha mẹ thường sử dụng lại đơn thuốc cũ khi thấy trẻ có những triệu chứng gần giống với lần ốm trước. Việc này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ bởi mỗi đơn thuốc thích hợp với từng bệnh lý, cơ địa cũng như tiền sử cụ thể, liều lượng mỗi lần cũng khác nhau.

Đặc biệt, nếu sử dụng thuốc kém hiệu quả vô tình bắt trẻ uống một lượng thuốc không cần thiết. Đó là chưa kể dùng thuốc bừa bãi còn khuyến trẻ tăng nguy cơ di ứng, gặp các bệnh mãn tính như viêm khớp, hen phế quản, béo phì…

Lạm dụng thuốc kháng sinh

Bên cạnh dùng đơn thuốc cũ thì nhiều phụ huynh còn có thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh cho trẻ. Đa số các bệnh lý về hô hấp là do virus gây ra nên sử dụng thuốc kháng sinh sẽ không hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Khi mắc các bệnh về hô hấp, hệ tiêu hóa của bé sẽ kém hơn bình thường nên cha mẹ không nên suy nghĩ cho ăn “tẩm bổ” quá nhiều thức ăn để nhanh khỏi mà cần chia thành nhiều bữa tránh tạo áp lực cho trẻ…

Theo Thương hiệu Sản phẩm

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích