Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tăng cường đấu tranh chống buôn bán hàng lậu, hàng giả

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tăng cường đấu tranh chống buôn bán hàng lậu, hàng giả

Trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa vẫn tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo ổn định thị trường.

a

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa phát hiện, tạm giữ hơn 25.000 sản phẩm hàng hóa các loại và toàn bộ nguyên vật liệu, công cụ, phương tiện, máy móc tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa 

Theo Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa cho biết, 6 tháng đầu năm 2021, hoạt động buôn lậu, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán trái phép hàng cấm trên địa bàn tỉnh ít nổi cộm, chủ yếu thẩm lậu theo hai tuyến (từ các tỉnh phía Nam ra và từ các tỉnh biên giới phía Bắc vào) đi qua hoặc đưa vào địa bàn tỉnh để tiêu thụ.

Hàng nhập lậu chủ yếu là hàng tiêu dùng như, vải, quần áo, giày dép, đồ chơi trẻ em, điện thoại, linh kiện điện thoại di động, đồ điện tử, điện lạnh, điện dân dụng; rượu ngoại, sản phẩm động vật, củ quả… Hàng cấm chủ yếu là pháo, động vật hoang dã, gỗ… Các đối tượng thường sử dụng thủ đoạn chia nhỏ vận chuyển trên các phương tiện xe khách, xe tải, xe taxi, xe bưu chính, cất dấu, ngụy trang nằm trong các mặt hàng tiêu dùng khác; khi vận chuyển thì thay đổi xe, biển số xe, thay đổi thời gian, tuyến đường vận chuyển; hợp pháp hoá hàng nhập lậu bằng hoá đơn, quay vòng hóa đơn, gây khó khăn cho công tác điều tra, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn của các lực lượng chức năng.

Đối với hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh tuy không nổi cộm nhưng vẫn còn diễn ra trên địa bàn. Bên cạnh việc kinh doanh các mặt hàng quần áo, túi xách, giày dép, đồng hồ… giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như Adidas; Gucci; Chanel; Rolex; Omega… nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng, các đối tượng lợi dụng các kho, xưởng, nhà dân ở các vùng quê  để sản xuất các loại dầu gội đầu, sữa tắm, nước giặt, nước tẩy rửa giả các nhãn hiệu của các các thương hiệu nước ngoài được phần lớn người dân tiêu dùng như D-nee của Thái Lan, nước tẩy Javel…

Cũng theo Cục Quản lý thị trường tỉnh, tình trạng vi phạm trong hoạt động về khuyến mại, quảng cáo, bán hàng qua mạng (thông tin sai về sản phẩm hàng hóa, bán hàng không đảm bảo chất lượng…), tình trạng gian lận về hoá đơn chứng từ (ghi hoá đơn thấp hơn giá bán thực tế, kê khai không chính xác, không xuất hoá đơn bán hàng), dấu doanh thu trốn lậu thuế, vi phạm về giá, gian lận về quy định ghi nhãn hàng hóa, về nguồn gốc xuất xứ gây thiệt hại cho người tiêu dùng còn diễn ra nhiều.

z2600660317058_ce9884b62ed9a4581c307d20bd044233

Ông Nguyễn Văn Hùng (ngoài cùng bên phải)– Quyền Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa trực tiếp chỉ đạo vụ việc

Lĩnh vực hoạt động thương mại điện tử hoặc sử dụng ứng dụng công nghệ số để kinh doanh ngày càng gia tăng. Các đối tượng lợi dụng kinh doanh thương mại điện tử để thực hiện hành vi bán hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Những đối tượng này thường có trình độ và am hiểu nhất định về công nghệ thông tin hoặc có đội ngũ kỹ thuật chuyên trách việc này, tận dụng mọi thành tựu tiên tiến nhất của công nghệ để kinh doanh các mặt hàng vi phạm và tận dụng công nghệ để lẩn tránh cơ quan chức năng, xóa bỏ dấu vết giao dịch, ẩn danh trên mạng internet, gây khó khăn cho việc xác minh thông tin.

Các đối tượng cũng chuyển hướng kinh doanh, vận chuyển hàng lậu, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, giả mạo nhãn mác, xuất xứ, không rõ nguồn gốc… qua đường bưu điện, chuyển phát nhanh nhằm tránh sự kiểm tra, phát hiện của các lực lượng chức năng. Hàng hóa được vận chuyển về tập kết tại các kho hàng của công ty chuyển phát nhanh, kho hàng hóa nội địa của các công ty dịch vụ hàng không, sau đó chuyển đến các khách hàng, mặt hàng chủ yếu là quần áo, giày dép, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đồ chơi trẻ em, linh kiện điện tử…

Theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2921, Cục Quản lý thị trường đã kiểm tra 1.328 vụ, số vụ xử lý là 1.159 vụ. Trong đó: Xử lý về hàng cấm, hàng nhập lậu 162 vụ; Xử lý hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ 96 vụ; Xử lý về lĩnh vực giá 348 vụ…Tổng số tiền thu trên 5,7 tỷ đồng. Trong đó: Tiền phạt vi phạm hành chính hơn 3,2 tỷ đồng.

Về nhiệm vụ trong thới gian tới, theo Cục Quản lý thị trường tỉnh dự báo 6 tháng cuối năm 2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến khó lường, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Thời điểm cuối năm 2021, trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần cũng là thời điểm hoạt động hàng hóa trên thị trường có mức luân chuyển tương đối lớn do nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng tăng cao. Chính vì vậy, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả sẽ diễn biến phức tạp hơn; cùng với đó là các thủ đoạn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ngày càng tinh vi và tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp với sự xuất hiện của nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Vì thế công tác đấu tranh phòng chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và những mặt hàng buôn bán trái phép sẽ được Cục Quản lý thị trưởng tỉnh xử lý nghiêm.

Bạn cũng có thể thích