Cần Thơ: Ký ức người cán bộ, chiến sỹ tham gia cách mạng

Cần Thơ: Ký ức người cán bộ, chiến sỹ tham gia cách mạng

Chiến tranh đã lùi xa hơn 48 năm, thống nhất đất nước và đang phát triển, với Đảng bộ, quân, dân TP Cần Thơ khí thế hào hùng thắng lợi vẻ vang mãi là niềm tự hào thôi thúc các thế hệ cách mạng kế thừa và phát huy xứng đáng với cha ông đưa TP phát triển.

Cũng có nhiều ký ức hoài niệm về các trận đánh của cán bộ chiến sỹ Cần Thơ và tuyên truyền cho thế hệ sau phát huy kế thừa.

tm-img-alt

Đại tá Võ Tấn Dũng, nguyên Tỉnh đội phó, kiêm tham mưu trưởng Tỉnh đội Cần Thơ, Nguyên trưởng phòng dân quân tự vệ bộ tham mưu quân khu 9.

Đại tá Võ Tấn Dũng tâm sự về ký ức tham gia quân đội: năm 1965 tôi đi học trường cấp 2 Tây Đô kháng chiến thành lập ngày 20/7/1964 tại xã Vĩnh Viễn, huyện Long mỹ, tỉnh Cần Thơ cũ. Sau khi ra trường tôi được phân công làm giáo viên cầm viết, dao kéo, không được bao lâu tôi tham gia lực lượng vũ trang.

68 làm lính Tây Đô, 69 làm lính biệt động tiến vô nội thành.

3 năm tiến lửa tung hoành, chiến khu vào lớp học hành 72.

73 Hưng Phú xóm chày, 75 Hưng Thạnh quận hai hòa bình.

Quân dân cả nước chung tình, quê hương giải phóng quân mình ấm no.

Quá trình tôi hoạt động tại Cần Thơ từ năm 1969 đến 1975, có thời gian 3 năm ở tuyến lửa Vòng cung. Năm tôi 16 tuổi được các đồng chí lãnh đạo của huyện Châu Thành B, tôi được chú Tài 7 tên thật Phạm Văn Diệp tên gọi khác chú 5 thợ mộc là thường vụ huyện ủy Châu Thành B cuộc họp này chỉ nghe và nhớ vì đây là nhiệm vụ bí mật. “Đầu đội chủ trương vai mang chính sách,nách cặp phương châm, chân bước 3 vùng”. Năm 1961 có một chỉ thị Cách mạng miền nam có 3 vùng chiến lược, Vùng miền núi, vùng nông thôn đồng bằng và vùng đô thị, nhiệm vụ của 3 vùng như nhau phải làm sau đánh Mỹ, diệt ngụy giải phóng miền Nam bảo vệ miền Bắc để thống nhất đất nước.

tm-img-alt

Năm 1968 tôi vào học ở bộ đội Tây Đô có 11 đồng chí đã hy sinh 9 đồng chí. Tết năm 1968 qua mùng 3 tết năm 1969 tôi được rút cùng trung đội 3 bổ sung cho đại đội 28 để thành đại đội sau Mậu Thân chỉ còn có 58 đồng chí. Chúng tôi hành quân qua các xã huyện rất khó khăn vào tới An Bình lộ vòng cung.

Lúc này nơi đây làng xóm người dân của ta bị bom đạn tàn phá, sau đợt tấn công không còn dân nào sinh sống, năm 1970 đại đội tôi đóng quân tại lộ vòng cung này hoạt động đánh giặc tại An Bình sau đó tôi bị thương ở tay được quân y ở Ô Môn, phẩu thuật cho tôi xong thì địch càn quét vào đánh tôi xuống hầm bí mật hết một ngày đêm sau đó tôi trở vào lộ vòng cung tiếp tục tham gia đánh giặc.

3 đại đội chỉ còn 45 người mà sống và chiến đấu 6 ngày đêm để giữ căn cứ này, trong điều kiện ở chung quanh có 8 đồn và một chi khu gồm đồn Bà Chủ Kiểu, khu Hàng Bàng, đồn Ngã Bát, đồn Miễu Ông, đồn Ranh Làng, đồn Cầu Đá, đồn Vàm Rau Râm, phân chi khu An Bình ở vàm Cái Sơn và chi khu Châu Thành ở Cái Răng chung quang đơn vị ở một lỗm vùng này, mỗi đồn chỉ cách căn cứ khoản 700 đến 800m.

Cuộc sống của đơn vị không có dân chỉ ta với địch, một thời gian sau chúng mới cho dân về, sáng dân về làm ruộng đến 2-3 giờ thì rút dân ra không cho ở trong vùng này, lực lượng ta tranh thủ giáo dục dân ta giữ bí mật suốt thời gian dài đến khi bọn chúng đầu hàng nằm trong hàng ngũ của ta chỉ điểm giặc đánh vào căn cứ của ta.

tm-img-alt
tm-img-alt

Đại tá Võ Tấn Dũng truyền đạt ý nghĩa,lịch sử của người lính tham gia trận chiến lộ vòng cung.

Trước hết sự chấp hành của quân ta được Đảng giao nhiệm vụ giá nào cũng phải giữ vũng vùng căn cứ đánh rất nhiều trận, sáng đánh chiều rút vào, quân ta phải có nghị lực rất mới đảm bảo được vùng căn cứ, quan trọng nhất là nhân dân ta đã đùm bọc che trở, cung cấp tin tức về địch, thu hồi các đạn, pháo lép của giặc đánh hồi năm Mậu Thân, quân ta đã cải biên lại đánh giặc từ ngày 28/9 đến ngày 3/10/1970 thì pháo bắn tiến vào căn cứ quân ta đánh lại họ rút, đánh liên tục 6 ngày.

Thời gian này là mùa nước nổi nên chỉ huy cho quân ta rút về căn cứ mới, lúc này đồng chí Huỳnh Thanh Quang là Thành đội phó – tham mưu trưởng trực tiếp chỉ huy trận đánh 6 ngày đêm và điều hành lực lượng, đã hi sinh 2 đại đội trưởng và chính trị viên hy sinh trong trận đánh này, tôi là đại đội phó cùng đồng chí Ba Vui và 10 chiến sỹ quay lại ở chổ nước lạnh (ngang trại giam CATP bây giờ) còn đại đội 92 ra Mỹ Khánh giao nhiệm vụ phải bám trụ lại để giữ địa bàn.

Tôi bàn với đồng chí Ba Vui nếu mình ở đây thì địch đánh thì không bảo toàn được nên chọn về Ngã Bát chọn hai bên có vườn sắn lập 6 công sự lợi dụng trời mưa lớn ra dân mượn cưa, búa hạ những cây sắn xuống do trời mưa địch không thấy, cắt các cây ra làm 6 công sự mỗi bên 3 công sự hình thành một căn cứ mới bố trí mỗi công sự 2 đồng chí vì đại đội tôi có 12 đồng chí và gỡ các chất nổ bên căn cứ kia về tiếp tục gài chất nổ ở công sự này.

Mặc dù cực khổ nhưng quân ta vẫn bám trụ và hoàn thành nhiệm vụ, trong đó nhân dân đã hỗ trợ từ lương thực, tin tức, phát hiện súng đạn, pháo nổ điều chỉ điểm và tìm cách vận chuyển cho quân ta sử dụng đánh giặt.

tm-img-alt

Đồng chí Trương Hoài Vũ phó Chủ tịch Hội người tù kháng chiến, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Đồng chí Trương Hoài Vũ hồi nhớ những năm tháng tham gia cách mạng: Năm 1963 (lúc này tôi được 13 tuổi) thi xong đệ thất, gia đình tôi đưa tôi vào vùng giải phóng làm giao liên ban Tuyên Huấn huyện Ô Môn, trong thời gian làm giao liên tôi được đồng chí Phong Trần tại xã Trường Long dạy lớp hội họa, cuối năm 1963 tôi được cử đi học tại trường Tây Đô kháng chiến ở xã Vĩnh Viễn huyện Long Mỹ, lúc đó tôi còn nhỏ nên đi học bằng đường CK do một chiến sỹ cách mạng hợp pháp dẫn đường cùng đồng chí Nguyễn Phong Quang và một số đồng chí đến năm 1966 tôi được cử làm phụ trách giáo dục xã Thạnh An thuộc Châu Thành B (bây giờ là xã Phú An, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang).

tm-img-alt

Khám Lớn Cần Thơ

tm-img-alt
tm-img-alt

Khám Lớn Cần Thơ nơi đồng chí Trương Hoài Vũ bị bắt giữ.

Tiếng cửa sắt nặng nghe kình kịch

Mở tung ra anh lính gọi tên tôi

Cố nắm tay nhau qua hàng rào sắt

Chân bàn hoàn lòng ý chí nâng cao

Nỗi đau này giúp ta mạnh mẽ

Chiến sỹ ta một lòng ý chí.

Năm 1968 một số đồng chí bị lộ và lực lượng bị mỏng vì thế Sở ủy Cần Thơ gồm đồng chí 6 Phan, đồng chí 6 Hồng mới rút tôi về công tác thành phố dưới sự chỉ đạo gồm 3 đồng chí. Lúc đó tôi được cài đặt vào làm việc ở điện lực số 6 Nguyễn Trãi (lúc này gọi là nhà đèn) đến năm 1970 tôi bị tên Nam trước đây làm du kích xã Thạnh An cùng nhau đi bao đồn Xẻo Lá, tên Nam này chiêu hồi và chỉ mặt và bắt tôi giam tại trại giam Khám Lớn, tôi bị tra tấn hơn 20 ngày bằng nhiều cách thức và cơ sở đã lo lót cho họ và kết luận tôi là tình nghi giáo viên cộng sản. Tôi bị giam ở Khám Lớn hơn một năm đến cuối năm 1971 tôi trở về vùng giải phóng ở ban Tuyên Huấn tỉnh ủy Cần Thơ làm nhiệm vụ Thông Tấn Xã Giải Phóng.

Niềm vui ngày toàn thắng

Sau khi về tiểu ban Thông tấn báo chí dưới sự chỉ đạo của đồng chí Đặng Hồng Trưởng tiểu ban và đồng chí Huỳnh Thương phó ban Tuyên Huấn thường trực chỉ đạo. Tôi chưa có học được nghề viết báo, hằng ngày chép tin đọc chậm, vừa sinh hoạt cơ quan và học nghề nhiếp ảnh của đồng chí Lý Vầy và đồng chí 4 Giác sau đó đi tập sự ghi hình ảnh một số phong trào.

Đồng chí Nguyễn Văn Thường (2 Thường) mở lớp báo chí tôi được cử đi học được nghề viết tin từ đó mới đi các phong trào.

Đầu tiên tôi chụp được ảnh đánh chiếm chi khu quang phong mình tịch thu được 2 khẩu pháo sau đó đi phong trào đánh trận cảng chủ hàng ở Vĩnh Tường giáp với Hòa An tôi ở vùng giải phóng ở Vĩnh Tường cùng với lực lượng Tây Đô 3 tham gia đánh các trận đánh đồn 20 và đồn 9 Thước sau đó đánh chiếm chi khu Một ngàn. Chi khu Một ngàn rất gian khổ và khó khăn, tên Ngô Sửu là Quận trưởng trốn và lực lượng giải phóng đã bắt được.

Trong thời gian làm báo luôn luôn lúc nào cũng thường thường xuyên đi với các lực lượng quân đội Tây Đô và đoàn bộ nhiều vì thế cực khổ của một người chiến sỹ cách mạng nhiều tuy nhiên lực lượng làm báo được rất nhiều người trân trọng và gắng kết với nhân dân cùng làm cùng ăn ở với nhân dân.

Tôi có nghề nhiếp ảnh nên cũng giúp dân nhiều điều kiện để có ảnh sử dụng như những đám táng của gia đình, buổi lễ… trong công tác nơi nào giải phóng thì tôi đến trước và cùng với lực lượng đó khi giải phóng xong thì đoàn văn công của Cần Thơ cũng bám qua để tuyên truyền cùng với đội điện ảnh tôi điều tham gia.

Như chụp ảnh các buổi văn công, chiếu phim cũng rất khó khăn vì nhân dân rất đông muốn chụp một bức ảnh buổi biểu diễn phải lên máy xin với đồng bào là chúng tôi chụp ảnh bà con đừng sợ vì ánh sáng của đèn máy ảnh của chúng tôi dân tưởng là pháo nên sợ vì thế chúng tôi phải thông báo trước cho dân trước khi lấy chụp được một ảnh, trong cuộc đời làm báo cũng rất khó khăn năm 1973 lực lượng giải phóng chiếm đóng các nơi cũng từ đó lính ngụy cũng siết chặt các lối đi, tôi được lệnh công tác đi với trung đoàn 1 qua lộ không được phải đi 6 lần mà chưa qua được con lộ chỉ 4m đi qua huyện Kế Sách lúc đó địch đã hàng trên lộ hết, lực lượng cách mạng cũng đã tiềm mọi cách để qua con lộ này đến nơi cùng với giao liên và tôi cũng hoàn thành được nhiệm vụ được giao.

Nghề báo chí khó khăn cũng rất nhiều, vui cũng có, lúc nào cũng được nhân dân ủng hộ, các mẹ, các chị bà con người dân đều chăm lo giúp đỡ cho nghề báo kháng chiến, từ đó giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng giao phó khi niềm vui ngày toàn thắng tại Cần Thơ có những bức ảnh mang ý nghĩa lịch sử, tuyên truyền của quân, dân ta đến cộng đồng trong và ngoài nước.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích