Sao Thủy: Hành tinh “tội nghiệp” đang co lại
Sao Thủy: Hành tinh “tội nghiệp” đang co lại
Sao Thủy đang không ngường co lại theo thời gian, tạo ra các “nếp nhăn” mới trên bề mặt của nó.
Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Geoscience đã làm sáng tỏ một trong những bí ẩn lớn của hành tinh Sao Thủy, hành tinh gần Mặt trời nhất trong hệ Mặt trời. Đó là Sao Thủy đang không ngường co lại theo thời gian, tạo ra các “nếp nhăn” mới trên bề mặt của nó.
Đã từ lâu nay các nhà khoa học nghi ngờ rằng Sao Thủy đang trải qua sự co lại không ngừng, nhưng cho tới nghiên cứu mới dẫn đầu bởi tiến sĩ Ben Man từ Đại học Mở ở Anh đã chứng minh rằng hiện tượng này thật sự diễn ra.
Các “địa hào” mới chính là các dải đất bị rơi xuống giữa hai đường đứt gãy song song, tạo ra các dấu vết giống như vết sẹo trên bề mặt Sao Thủy đã được tiến sĩ Ben Man phát hiện. Điều này cho thấy rằng Sao Thủy đang tiếp tục mất đi kích thước của mình.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các “địa hào” này rất trẻ so với cấu trúc địa hình tổng thể của Sao Thủy, chỉ có độ tuổi dưới 300 triệu năm. Điều này được coi là “gần đây” trong thời gian địa chất. Tổng cộng đã xác định 244 địa điểm có cấu trúc “địa hào” như vậy thông qua dữ liệu của tàu vũ trụ MESSENGER của NASA.
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân chính của sự co lại của Sao Thủy là do sự nguội đi của phần bên trong hành tinh và nhiệt độ bên trong nhanh chóng thoát ra ngoài. Điều này đã gây ra sự co lại của Sao Thuỷ, mặc dù nó là hành tinh nằm gần Mặt trời nhất.
Những phát hiện này đang thu hút sự quan tâm của các sứ mệnh thám hiểm Sao Thủy tương lai, bao gồm sứ mệnh BepiColombo của châu Âu và Nhật Bản. Các “địa hào” trên Sao Thủy sẽ là mục tiêu quan trọng để các nhà khoa học nghiên cứu và tìm hiểu rõ hơn về sự co lại của hành tinh này.
Phát hiện sự co lại của Sao Thủy đã mở ra một cửa sổ mới để con người có thể hiểu sâu hơn về hành tinh này và sự biến đổi của nó theo thời gian. Đây là một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ và sẽ đóng góp vào sự hiểu biết của chúng ta về cách hành tinh hoạt động và tiến hóa.
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị