Cần mang theo giấy tờ gì để không bị phạt khi đi ‘xe không chính chủ’?

Theo đó, không có quy định nào nói về xử phạt người đi mượn xe, mà chỉ có quy định phạt lỗi người không sang tên xe. Căn cứ tại điểm a khoản 4 điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ thì lỗi không chính chủ được hiểu cơ bản chính là việc chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được mua hay được cho hay được tặng xe. Vì vậy, anh em, vợ chồng, con cái, bố mẹ, bạn bè có thể mượn xe của nhau để tham gia giao thông khi cần thiết.

Công an chỉ xử phạt lỗi không sang tên xe theo quy định trong trường hợp: công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông và công tác đăng ký xe.

Với hành vi khi không làm thủ tục đăng ký xe để nhằm mục đích chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế thì đây thực chất chính là một hành vi vi phạm.

Bên cạnh đó, nếu các chủ thể muốn mượn xe người khác đi ra đường mà có hành vi vi phạm những quy định về an toàn giao thông đơn thuần thì các chủ thể đó cũng sẽ không bị xử phạt với lỗi này. Tuy nhiên, nếu các chủ thể đó gây ra tai nạn mà qua công tác điều tra, cơ quan có thẩm quyền xác minh được rằng các chủ thể đó đã có hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy, ô tô thì người vi phạm sẽ bị xử phạt với lỗi này.

Theo đó, trường hợp đi xe không đứng tên mình trên giấy đăng ký đều không liên quan đến lỗi không sang tên xe theo quy định. Vì vậy, khi người dân chạy xe đứng tên người khác tham gia giao thông mà bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe xuất trình giấy tờ, thì cần xuất trình được các loại giấy tờ sau: 

– Chứng minh nhân dân hay căn cước công dân của người điều khiển phương tiện.

– Giấy đăng ký xe.

– Bằng lái xe của người điều khiển phương tiện.

– Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô.

– Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô).

Bên cạnh đó, hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể mức phạt về biển số xe định danh nếu không sang tên. Tuy nhiên, người sở hữu xe phải thực hiện sang tên xe, đảm bảo rằng thông tin về chủ sở hữu mới đã được cập nhật đúng trong hồ sơ đăng ký, nhằm xác định rõ người chịu trách nhiệm trong quá trình sử dụng xe.

Theo khoản 4 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA: “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số”.

Theo đó, người sử dụng xe phải nộp giấy khai đăng ký xe,  ghi rõ quá trình mua bán và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc xe. Đồng thời nộp thêm chứng từ chuyển quyền sở hữu của chủ xe và người bán cuối cùng (nếu có), và nộp lệ phí trước bạ.

Nếu người sử dụng xe có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của chủ xe và của người bán cuối cùng, thì trong 2 ngày làm việc, cơ quan đăng ký xe ra quyết định xử phạt về hành vi không làm thủ tục thu hồi, sau đó sẽ đăng ký sang tên theo quy định.

Nếu không có chứng từ, cơ quan công an sẽ cấp giấy hẹn để sử dụng xe trong 30 ngày, và gửi thông báo cho chủ xe, cơ quan đăng ký xe. Không tranh chấp, khiếu kiện sẽ ra quyết định xử phạt về hành vi không làm thủ tục thu hồi, và đăng ký sang tên.

Vì vậy, nếu có sai phạm trong việc sang tên xe, chủ xe có thể bị xử phạt. Mức phạt không làm thủ tục thu hồi giấy đăng ký, biển số theo quy định là từ 800.000 – 2.000.000 đồng đối với xe máy và từ 2 triệu –  4 triệu đồng đối với ôtô; trường hợp là tổ chức sẽ bị phạt gấp đôi.

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích