Pháp đề xuất hai dự luật mới về năng lượng

Pháp đề xuất hai dự luật mới về năng lượng

Chính phủ Pháp dự định sẽ đệ trình 2 dự luật về năng lượng từ đây đến cuối năm 2023: một về an toàn hạt nhân và còn lại nhằm giải quyết vấn đề giá điện và điều chỉnh hoạt động sản xuất năng lượng phù hợp với các cam kết về khí hậu của Pháp.

Pháp đề xuất hai dự luật mới về năng lượng
Bộ trưởng Năng lượng Pháp Agnès Pannier

Bộ trưởng Năng lượng Pháp Agnès Pannier cho biết: “Trong những tháng tới, tôi sẽ đệ trình 2 dự luật để cải cách cơ chế quản lý hệ thống an toàn hạt nhân của chúng tôi cũng như giành lại quyền kiểm soát giá điện, nhìn chung là về năng lượng và khí hậu”.

Hai văn bản này dự kiến sẽ được trình bày “trước cuối năm nay”.

Dự luật đầu tiên liên quan đến việc hoàn thành một dự án đang bị phản đối mạnh mẽ, do chính phủ khởi xướng nhằm sáp nhập Viện Bảo vệ Bức xạ và An toàn Hạt nhân (IRSN), chuyên về an toàn kỹ thuật, vào Cơ quan An toàn Hạt nhân (ASN), cơ quan quyết định số phận của các nhà máy điện.

Mục đích của việc khởi động lại chương trình hạt nhân là nhằm “thích ứng” và “linh hoạt hóa” các quyết định bằng cách thành lập “một trong những cơ quan an toàn hạt nhân lớn nhất thế giới”, nhưng những người phản đối lo sợ rằng quyết định này sẽ mất tính độc lập, chất lượng chuyên môn và kém minh bạch đối với công chúng.

Về dự luật thứ hai, bà Pannier-Runacher mong muốn thiết lập “một cơ chế bền vững giúp duy trì mức giá thấp nhất ở châu Âu đồng thời ngăn chặn tình trạng tăng giá trong những tháng qua”.

Thứ Hai (ngày 25/9), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cho biết rằng chính phủ sẽ công bố giá điện vào tháng 10 tương thích với những yêu cầu về năng lực cạnh tranh và mang lại tầm nhìn cho cả hộ gia đình và các nhà công nghiệp, dựa vào cơ sở hạt nhân thuộc sở hữu của Pháp.

Hiện chủ đề này là tâm điểm của các cuộc thảo luận gay gắt ở Brussels do sự bất đồng giữa các quốc gia về vai trò hạt nhân của Pháp, và gây chia rẽ nội bộ giữa nhà nước và ban quản lý Tập đoàn Điện lực Pháp EDF.

Chính phủ Pháp, cổ đông 100% của EDF mong muốn giá điện càng sát với giá thành sản xuất càng tốt.

Về phần mình, EDF, hiện đang gánh khoản nợ kỷ lục, tuyên bố có quyền định giá linh hoạt dựa vào các hợp đồng trên thị trường với những khách hàng lớn.

Pháp đề xuất hai dự luật mới về năng lượng

Đầu tư đáng kể

Dự luật thứ hai cũng phải tính đến các mục tiêu về khí hậu của Pháp và thiết lập chương trình sản xuất năng lượng theo từng ngành.

Pháp phải thông qua mục tiêu của châu Âu là giảm 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030 so với năm 1990.

Một tài liệu sẽ được đệ trình để tham vấn trong những tuần tới, mục tiêu đưa dự luật ra hội đồng bộ trưởng trước cuối năm.

Dự luật lập trình năng lượng và khí hậu, một chủ đề nổi bật của các cuộc tranh luận, ban đầu được lên kế hoạch vào đầu năm 2023, trước khi được hứa hẹn vào mùa thu năm nay nhưng chưa được đưa vào lịch trình nghị viện Pháp.

“Tôi hy vọng rằng đây thực sự là một dự luật lập trình vì thông qua lá phiếu của nghị viện mà có thể xác định hướng đi” lâu dài, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng tái tạo Pháp Jules Nyssen tuyên bố hôm thứ Ba (ngày 26/9) khi khai mạc hội nghị thường niên.

Ông nhấn mạnh rằng “chúng ta đang nói về những khoản đầu tư đáng kể, về những vấn đề vượt xa tầm nhìn năm 2035 và chúng ta cần có tầm nhìn rõ ràng”.

Không có mục tiêu quá cao

Đối với chương trình này, Bộ trưởng “dựa vào việc tăng gấp đôi sản lượng quang điện và khí sinh học” mỗi năm, “sự ổn định quỹ đạo của các tuabin gió trên đất liền ở tốc độ năm 2022”, “vào việc tăng tốc các tuabin gió trên biển để có thể phát động một cuộc đấu thầu lớn vào cuối năm 2024, đầu năm 2025”.

Bộ cũng muốn “nâng cao các khoản đầu tư vào bộ lưu trữ dạng pin hoặc STEP”, những trạm năng lượng bơm thủy điện này.

“Chúng tôi sẽ tích hợp việc khởi động lại năng lượng hạt nhân với EDF để đạt mục tiêu quản lý 400 TWh”, Bộ cho biết thêm. Đồng thời chỉ rõ rằng Chính phủ Pháp sẽ giữ lại “360 TWh để đề phòng”. Sản lượng điện đã giảm xuống còn 279 TWh vào năm 2022.

Tương tự với các nguồn năng lượng tái tạo, chính phủ mong muốn duy trì các mục tiêu sản xuất thận trọng hơn so với những mục tiêu mà ngành công bố.

“Tôi không muốn chúng ta đặt hệ thống vào nguy hiểm với những mục tiêu quá cao”, Bộ cho biết.

Về năng lượng gió trên biển, một cuộc tranh luận lớn kéo dài 6 tháng sẽ được diễn ra vào tháng 11 trên mỗi mặt trận trong số 4 mặt trận trên biển để xác định các khu vực thuận lợi.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích