Bất động sản 24h: 4 chiêu kinh điển dắt mũi người bán nhà của “cò“ bất động sản
4 chiêu kinh điển dắt mũi người bán nhà của “cò” bất động sản
Không ít môi giới bất động sản làm ăn nghiêm túc song đội “cò” nhà đất làm ăn bát nháo cũng không hiếm. Thậm chí, giới môi giới còn có những chiêu bài kinh điển để dụ khách bán nhà.
Không phải ai cũng đủ tỉnh táo để tránh được chiêu trò của những kẻ trục lợi trong quá trình mua bán nhà.
Không ít lần giao dịch bất động sản, anh Hải Hoàng (Thanh Xuân, Hà Nội) đã gặp nhiều người làm nghề môi giới bất động sản nghiêm túc, có kiến thức thực tế, làm việc trên cơ sở tuân thủ pháp luật và giúp đỡ người mua bán tránh rủi ro. Song, anh cũng đã suýt mất tiền oan trong lần đầu giao dịch.
Lần đầu bán nhà chưa có kinh nghiệm lại không có thời gian, anh đã gửi hồ sơ ra một phòng giao dịch bất động sản. Sau đó, chỉ trong một ngày, anh Hoàng bỗng phải tiếp hơn chục khách tới xem nhà.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Vì sao nhân sự cấp cao bất động sản liên tục “nhảy việc“?
Với mức lương lên tới hàng trăm triệu mỗi tháng, thì những áp lực mà các lãnh đạo quản lý trong lĩnh vực bất động sản phải đối diện lại vô cùng lớn. Phải chăng đó là lý do khiến các nhân sự cấp cao liên tục “nhảy việc”?
Kinh doanh bất động sản là một ngành nghề kinh doanh đặc thù. Nó khác với những ngành nghề kinh doanh khác bởi tốc độ “đào thải” rất nhanh, đến chóng mặt. Thị trường thay đổi liên tục, khi “nóng sốt” và khi thì “đóng băng” khó có thể lường trước. Những dự án của doanh nghiệp đã và đang triển khai không phù hợp với xu hướng tiêu dùng tại thời điểm mở bán, doanh thu sụt giảm, thiếu nguồn tài chính triển khai dự án, doanh nghiệp gặp vấn đề về pháp lý dự án hay khủng hoảng truyền thông đều ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí lãnh đạo cao cấp.
Vậy nên, áp lực dành cho nhân sự cao cấp luôn luôn lớn và không phải ai cũng chịu nổi áp lực ấy…
Khảo sát thực hiện năm 2020 của Công ty Tư vấn bất động sản Vietrees đánh giá: Nhân lực làm việc trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam hiện còn thiếu cả về số lượng và chất lượng. “Tình trạng thiếu hụt không chỉ diễn ra ở nhân sự cấp cao mà gần như là thiếu hụt ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh có liên quan đến sản phẩm và dịch vụ bất động sản”, báo cáo nêu.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đô thị sông, biển vùng di sản: Định vị thế mạnh để phát triển kinh tế đô thị
Mỗi đô thị sông, biển sở hữu tiềm năng riêng về địa hình, vị trí địa lý cũng như nguồn lực sản kiến trúc đô thị, văn hoá… khác nhau. Đó cũng là lợi thế để định vị thế mạnh trong kinh tế đô thị của riêng mình.
Vùng Duyên hải miền Trung được coi là “mặt tiền” của Việt Nam nhìn ra Biển Đông, có ưu thế rất quan trọng về kinh tế biển. Các địa phương có nguồn tài nguyên khá đa dạng và phong phú với nhiều tiềm năng nổi trội về biển, đảo, vịnh nước sâu, đất, rừng, di sản văn hóa, lịch sử… cho phép phát triển kinh tế tổng hợp với các ngành chủ lực như: du lịch, công nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng hải, khai thác và chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá.
Duyên hải miền Trung là vùng có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều danh lam thắng cảnh như vườn quốc gia Bạch Mã, núi Ngũ Hành Sơn, các bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Đá Nhảy, Thuận An, Mỹ Khê, Tiên Sa, Non Nước, Tịnh Sơn, Nhơn Hội, Ghềnh Ráng…, các di tích lịch sử văn hoá có gia trị, trong đó phải kể đến hệ thống di sản thế giới là Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa), Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế), phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
Bởi vậy, vùng Duyên hải miền Trung còn gắn liền với cụm từ có ý nghĩa và giá trị lớn: “Con đường di sản miền Trung” và cũng là lợi thế để vùng có thể trở thành tâm điểm du lịch và dịch vụ của cả nước.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhóm ngành nào sẽ hưởng lợi từ đầu tư công 6 tháng cuối năm?
Tiến độ giải ngân đầu tư công được kỳ vọng sẽ được đẩy mạnh trong nửa cuối năm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhờ đó, một số nhóm ngành cơ bản sẽ hưởng lợi như bất động sản, vật liệu xây dựng, thi công công trình.
Tại Báo cáo nhận định về triển vọng đầu tư công – kỳ vọng đẩy mạnh nửa cuối năm và cơ hội trên thị trường chứng khoán, CTCP Chứng khoán Agribank (Agriseco Research) nhìn nhận: Năm 2021 tăng trưởng kinh tế kỳ vọng được dẫn dắt bởi 3 yếu tố: Tiêu dùng, xuất nhập khẩu và đầu tư công. Tuy nhiên, nhìn lại thành quả từ đầu năm, tăng trưởng GDP chỉ đạt mức 5,64% – đang phần nào thấp hơn kỳ vọng của thị trường.
“Mục tiêu tăng trưởng GDP 6 – 6,5% năm nay gặp ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, tác động đến các khu vực xung yếu như TP.HCM, Bắc Ninh, Bắc Giang,… và đang diễn biến phức tạp tại Hà Nội. Đẩy mạnh đầu tư công bắt buộc phải trở thành động lực tăng trưởng chính sau khi những đầu kéo như xuất khẩu, tiêu dùng đang gặp nhiều trở ngại bởi những yếu tố khách quan bên ngoài. Điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội trên thị trường chứng khoán trong nửa cuối năm nay và năm 2022”, báo cáo nêu.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhà đầu tư bất động sản như “ngồi trên đống lửa”, mạnh dạn bán ra lúc này hay gồng mình “găm hàng” chờ cơ hội?
Dịch Covid-19 đang khiến mọi kế hoạch của nhà đầu tư bị đảo lộn. Nhiều người kỳ vọng sẽ chốt lời bất động sản vào thời điểm gần cuối năm, nhưng dường như hiện tại phải tính đến phương án tái cơ cấu hoặc chọn “điểm rơi” để bán bất động sản ra, thu lại dòng tiền.
Tuy nhiên, đây chỉ là tình huống đối với các nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính để mua – đầu tư bất động sản. Riêng với các nhà đầu tư dùng tiền nhàn rỗi để mua bất động sản trước đó, thì gần như vẫn trong tâm thế chờ đợi và kỳ vọng sự phục hồi của thị trường bất động sản, không tỏ ra “sốt sắng” ra hàng ở thời điểm này.
Dịch Covid-19 rõ ràng đang làm thay đổi mọi kế hoạch cũng như kỳ vọng của nhà đầu tư vào sản phẩm đầu tư. Với một bộ phận nhà đầu tư, nếu không có sự chuẩn bị về dòng tài chính thì dịch kéo dài sẽ khiến họ chao đảo.