Thử nghiệm triclocarban và triclosan trong mỹ phẩm
Theo quy định về quản lý mỹ phẩm của Bộ Y tế, mỹ phẩm là chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người. Chúng nhằm mục đích làm sạch, làm thơm hoặc thay đổi diện mạo, hình thức con người. Các loại mỹ phẩm phổ biến hiện nay trên thị trường bao gồm: Son môi, phấn mắt, sữa rửa mặt, sữa dưỡng thể, dầu gội, nước hoa… Ngoài ra còn có các sản phẩm tẩy rửa khác như: nước rửa tay, gel rửa tay, xà phòng rửa tay, kem đánh răng, nước súc miệng cũng được sử dụng với vai trò như mỹ phẩm.
Tại sao phải thử nghiệm triclocarban và triclosan?
Triclocarban và triclosan là những thành phần được sử dụng rộng rãi làm chất bảo quản trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Cả hai đều nằm trong Phụ lục V (danh sách các chất bảo quản được phép sử dụng trong mỹ phẩm) của Quy định Mỹ phẩm EU số 1223/2009.
Vào ngày 4 tháng 11 năm 2022, Ủy ban Khoa học về An toàn Người tiêu dùng (SCCS) của Liên minh Châu Âu đã đưa ra lời khuyên khoa học về sự an toàn của triclocarban và triclosan. Theo đó, triclosan và triclocarban là những chất có đặc tính gây rối loạn nội tiết tiềm ẩn, đồng thời làm rõ tính an toàn của việc sử dụng chúng trong mỹ phẩm.
Triclocarban (CAS No. 101-20-2, EC No. 202-924-1) với tên hóa học là 1-(4-Chlorophenyl)-3-(3,4-dichlorophenyl)urea được quy định là chất bảo quản với nồng độ tối đa là 0,2 %. Hơn nữa, triclocarban bị hạn chế đối với sản phẩm tẩy rửa ở nồng độ tối đa là 1,5 % (mục 100 của Phụ lục III – Quy định Mỹ phẩm EU số 1223/2009).
Triclosan (Số CAS 3380-34-5, Số EC 222-182-2) với tên hóa học 5-Chloro-2-(2,4-dichlorophenoxy) phenol được quy định là chất bảo quản (mục 25 của Phụ lục V- Quy định Mỹ phẩm EU số 1223/2009) trong các loại sản phẩm sau: kem đánh răng; xà phòng rửa tay; xà bông tắm, sữa tắm; chất khử mùi (không xịt); phấn phủ và kem che khuyết điểm; sản phẩm làm móng với nồng độ tối đa là 0,3 %; và nước súc miệng ở nồng độ tối đa 0,2%.
Tháng 9/2016, Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công bố 19 nguyên liệu thành phần có nguy cơ gây ung thư khi tiếp xúc, trong đó triclosan và triclocarban được sử dụng nhiều nhất trong các loại tẩy rửa diệt khuẩn (nước rửa tay, xà phòng diệt khuẩn…). Điều này xuất phát từ một số dữ liệu cho thấy, việc tiếp xúc lâu dài với các hoạt chất nhất định được sử dụng trong xà phòng kháng khuẩn như: triclosan (xà phòng lỏng) và triclocarban (xà phòng bánh) có thể gây ra vi khuẩn kháng thuốc hoặc ảnh hưởng đến nội tiết tố. FDA cho rằng triclosan gây ra dị ứng, hen suyễn, chàm, gây đề kháng kháng sinh (giống như việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi). Việc sử dụng lâu dài triclosan có thể dẫn đến nguy cơ hợp chất này ngấm vào máu, vào cơ thể có thể gây ung thư.
Trước lệnh cấm này, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã yêu cầu các nhà sản xuất, nhập khẩu tại Việt Nam rà soát lại thành phần các sản phẩm rửa tay diệt khuẩn, đăng ký lưu hành để thẩm định tính an toàn và hiệu lực của chế phẩm theo quy định của Chính phủ.
Kiểm nghiệm triclocarban và triclosan ở đâu?
Phòng Thử nghiệm Hoá của QUATEST 3 là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thử nghiệm hoá chất, mỹ phẩm có bề dày lịch sử, uy tín và chất lượng. Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, QUATEST 3 đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu, tối ưu hoá quy trình phân tích đồng thời hàm lượng triclocarban và triclosan trong các sản phẩm tẩy rửa như nước rửa tay, gel rửa tay, xà phòng rửa tay, kem đánh răng, nước súc miệng và một số sản phẩm mỹ phẩm khác như dầu gội, sữa tắm, dung dịch vệ sinh… bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao sử dụng đầu dò tử ngoại (HPLC-UV). Giới hạn phát hiện của phương pháp là triclocarban (2,5 mg/kg) và triclosan (12,5 mg/kg).
Hình: Hệ thống Sắc ký lỏng hiệu năng cao đầu dò UV phân tích 02 cấu tử nhóm triclosan trong mỹ phẩm tại QUATEST 3.
Khi khách hàng có nhu cầu phân tích triclocarban và triclosan trong các mẫu mỹ phẩm và chất tẩy rửa, QUATEST 3 hoàn toàn có thể thực hiện việc thử nghiệm và trả kết quả nhanh trong vòng 02 ngày.
Ngoài năng lực trên, Phòng Thử nghiệm Hóa còn thử nghiệm các chỉ tiêu chất bảo quản trong mỹ phẩm theo quy định của Hội đồng hòa hợp mỹ phẩm ASEAN (ACM) như nhóm paraben, methylisothiazolinone, chloromethylisothiazolinone, phenoxyethanol, formaldehyde tự do, hydroquinone, hàm lượng các kim loại nặng trong mỹ phẩm như Pb, As, Cd, Hg, các chỉ tiêu hóa lý trong các mẫu mỹ [phẩm theo các TCVN hiện hành (TCVN 6972:2001 – Dầu gội, sữa tắm, TCVN 1557:1991 – xà phòng, TCVN 5816:2009 – kem đánh răng), được công nhận VILAS theo số quyết định 757.2022/QĐ-VPCNCL và các chỉ tiêu vi sinh như tổng số vi sinh vật hiếu khí ưa nhiệt trung bình; tổng số nấm men, nấm mốc; Staphylococcusaureus, Pseudomonasaeruginosa, Candila abican được công nhận VILAS số 720.2022/QĐ-VPCNCL, đáp ứng quy định trong văn bản hợp nhất số 07 – Bộ Y tế ban hành tháng 3/2021.
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của QUATEST 3?
– QUATEST 3 là đơn vị có uy tín được nhiều Bộ, ngành chỉ định;
– Đội ngũ giám định viên giàu kinh nghiệm và có kiến thức chuyên môn sâu, tư vấn xác định chính xác về chỉ tiêu an toàn theo các qui định hiện hành;
– Năng lực toàn diện, thực hiện trọn gói các dịch vụ đã đăng ký theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP; ISO/IEC 17025.
– Hệ thống phòng thí nghiệm với thiết bị hiện đại, được chỉ định là phòng thử nghiệm chuẩn ASEAN trong lĩnh vực Vi sinh, là phòng thứ nghiệm nước ngoài trong lĩnh vực thực phẩm, dư lượng thuốc bảo về thực vật;
PV