Nhật Bản: Lần đầu phát hiện hạt vi nhựa trong đám mây
Nhật Bản: Lần đầu phát hiện hạt vi nhựa trong đám mây
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã lần đầu tiên phát hiện, hạt vi nhựa cũng tồn tại trong các đám mây, có thể ảnh hưởng đến khí hậu và gây hại cho cơ thể con người.
Nhóm nghiên cứu, đứng đầu là giáo sư Hiroshi Okochi của Đại học Waseda đã công bố lần đầu tiên phát hiện hạt vi nhựa cũng tồn tại trong các đám mây.
Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra 44 mẫu nước lấy từ các đám mây ở đỉnh và chân núi Phú Sĩ, cũng như đỉnh núi Tanzawa-Oyama, phía Tây Yokohama thuộc tỉnh Kanagawa.
Phân tích các mẫu, nhóm nghiên cứu tìm thấy tổng cộng 70 hạt vi nhựa, có thể được phân thành 9 loại. Các hạt đo được từ 7,1 – 94,6 micromet và với nồng độ trung bình từ 6,7 – 13,9 hạt/lít. Đây là loại hạt vi nhựa xuất hiện trong hệ sinh thái đại dương và có thể đã thâm nhập vào khí quyển khi nước biển ngưng tụ thành mây.
Vi nhựa là các hạt nhựa có chiều dài chưa đến 5 mm, được sử dụng trong sơn và bao bì thực phẩm, các loại chai lọ dùng một lần, sau đó ngấm vào nước, không khí và thực phẩm.
Vi nhựa có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh ung thư, tim mạch, chứng mất trí nhớ và các vấn đề sinh sản. Các tế bào không thể phá vỡ hạt nhựa trong cơ thể, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng.
Các nhà nghiên cứu cho biết, các hạt vi nhựa trong đám mây rơi xuống đất dưới dạng nước mưa sau đó có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua các sản phẩm nông nghiệp và vật nuôi, tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.
Trước đó, vào tháng 8, các nhà khoa học tại Bệnh viện Anzhen Bắc Kinh đã phát hiện 9 loại vi nhựa trong 5 loại mô tim của 15 bệnh nhân.
Các nhà khoa học còn tìm thấy vi nhựa trong các mẫu máu lấy trước và sau khi bệnh nhân phẫu thuật. Họ cho rằng bệnh nhân đã hít hoặc nuốt phải vi nhựa, khiến chúng bám vào màng ngoài tế bào hồng cầu, ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển oxy.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Environmental Science & Technology vào ngày 10/8, sau khi giới khoa học phát hiện, trung bình mỗi tuần con người hít phải lượng vi nhựa to bằng chiếc thẻ tín dụng.
Các nhà khoa học còn tìm thấy vi nhựa trong các mẫu máu lấy trước và sau khi bệnh nhân phẫu thuật. Họ cho rằng bệnh nhân đã hít hoặc nuốt phải vi nhựa, khiến chúng bám vàng màng ngoài tế bào hồng cầu, ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển oxy.
Vi nhựa có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh ung thư, tim mạch, chứng mất trí nhớ và các vấn đề sinh sản. Các tế bào không thể phá vỡ hạt nhựa trong cơ thể, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng.
Đại Phong (T/h)
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị