Giá xăng dầu hôm nay 18/8/2023: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế

Giá xăng dầu hôm nay 18/8/2023: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế

Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 18/8/2023. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất, giá dầu thô và các phiên điều chỉnh giá xăng

Giá xăng dầu thế giới hôm nay 18/8

Ghi nhận vào lúc 8h30 ngày 18/8 (giờ Việt Nam), Dầu Brent tăng 0,49 USD/thùng, tương ứng +0,59% ở mức 84.00 USD/thùng. Giá dầu WTI tăng 5,30 USD/thùng, tương ứng +7,13% ở mức 79.65 USD/thùng.

tm-img-alt
tm-img-alt

Giá dầu hôm nay tăng nhẹ nhưng đã giảm so với đầu tuần sau khi thị trường tiếp nhận biên bản của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho thấy các quan chức Ngân hàng Trung ương Mỹ đã có những quan điểm trái chiều về nhu cầu tăng lãi suất tại cuộc họp hồi tháng 7.

Lãi suất cao hơn làm tăng chi phí vay cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, điều này có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu dầu mỏ.

giảm hơn 1% lúc kết phiên giao dịch trước đó do dữ liệu cho thấy nền kinh tế của Trung Quốc vẫn phát triển chậm, cộng thêm lo ngại rằng việc Bắc Kinh bất ngờ cắt giảm lãi suất cơ bản không đủ để phục hồi nền kinh tế sau đại dịch.

Giá dầu đã tăng liên tục trong 7 tuần qua, chịu tác động mạnh bởi việc cắt giảm nguồn cung của Saudi Arabia và Nga, hai thành viên thuộc OPEC+. 

Tuy nhiên, Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết họ sẽ mức giữ thanh khoản hợp lý và duy trì chính sách “mạnh mẽ” để hỗ trợ khôi phục nền kinh tế trước những biến động của thị trường đã hỗ trợ giá dầu lấy lại được đà tăng.

Một yếu tố tích cực thúc đẩy giá dầu leo dốc là chỉ số USD. Theo Reuters, chỉ số giá USD đã trượt khỏi mức cao nhất trong 2 tháng sau khi biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hồi tháng trước vừa được công bố đã để ngỏ khả năng tăng lãi suất nhiều hơn và dữ liệu trong tuần này cho thấy nền kinh tế Mỹ có khả năng phục hồi.

Dữ liệu từ Viện Dầu khí Mỹ (API) được công bố vào ngày 16/8 cho thấy tồn kho dầu thô thương mại của nước này giảm 6,2 triệu thùng trong tuần trước. Mức giảm này lớn hơn nhiều so với mức giảm 2,3 triệu thùng mà các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò ý kiến của Reuters dự báo.

Bên cạnh đó, giá dầu được hỗ trợ bởi rủi ro nguồn cung còn tiềm ẩn. Việc cắt giảm nguồn cung của Saudi Arabia và Nga, hai thành viên quan trọng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (còn gọi là OPEC+), đã đẩy giá dầu tăng trong 7 tuần qua.

Tuy nhiên, lực cản cho giá dầu hiện nay là tình hình kinh tế kém sắc của Trung Quốc (nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới) sau loạt dữ liệu yếu kém về hoạt động kinh tế của nước này trong tháng 7. 

Dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đưa ra ngày 16/8 cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm gần 6 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 11/8 do xuất khẩu và tốc độ lọc dầu mạnh mẽ, mặc dù sản lượng dầu thô tăng lên mức cao nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 làm giảm mức tiêu thụ nhiên liệu. Cũng theo EIA, tồn kho xăng giảm khiêm tốn 300.000 thùng, tồn kho các sản phẩm chưng cất tăng 300.000 thùng.

Dữ liệu từ Trung Quốc cho thấy nhập khẩu dầu tháng 7 của Trung Quốc đã giảm 18,8% so với tháng trước xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1, nhưng vẫn tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Về tổng thể, trong tháng 7, nhập khẩu của Trung Quốc giảm 12,4%, cao hơn nhiều so với mức giảm dự kiến là 5%. Xuất khẩu cũng giảm 14,5%, trong khi các nhà kinh tế dự báo giảm 12,5%.

Hạn chế đà tăng của giá dầu là việc cắt giảm nguồn cung của Saudi Arabia và Nga. Việc giảm sản lượng tự nguyện này dự kiến sẽ làm giảm lượng dầu tồn kho trong những tháng còn lại của năm (khoảng 2,2 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm). 

Điều này có khả năng đẩy giá dầu lên cao hơn nữa, theo báo cáo hằng tháng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đưa ra thứ 6 tuần trước. Tuy nhiên, cơ quan này cũng dự kiến nhu cầu sẽ giảm mạnh vào năm 2024 do những cơn gió ngược kinh tế. 

Theo IEA, triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều thách thức khi đối mặt với lãi suất tăng cao và tín dụng ngân hàng thắt chặt hơn, gây áp lực lên các doanh nghiệp vốn đang phải đối phó với sản xuất và thương mại trì trệ.

tm-img-alt
Giá xăng dầu hôm nay 18/8 (Ảnh minh họa).

Trong báo cáo hằng tháng của mình, IEA nhận xét việc cắt giảm nguồn cung sâu hơn của OPEC+ đã “va chạm” với tâm lý kinh tế vĩ mô được cải thiện và nhu cầu thế giới cao chưa từng thấy, đồng thời lưu ý giá dầu toàn cầu đã tăng gần mức cao nhất của năm 2023 trong tháng qua.

Dự báo mới nhất của IEA được đưa ra sau khi nguồn cung dầu toàn cầu giảm 910.000 thùng xuống mức 100,9 triệu thùng/ngày trong tháng 7 do sản lượng giảm mạnh từ Saudi Arabia.

Tồn kho toàn cầu trong tháng 6 cũng đã giảm 17,3 tỉ. Dữ liệu sơ bộ cho thấy hàng tồn kho tiếp tục giảm, và tháng 8 này đánh dấu tháng giảm thứ 4 liên tiếp.

Tuần này, giá dầu đã ghi nhận tuần tăng thứ 7 liên tiếp mặc dù mức tăng khá khiêm tốn, khoảng 0,5%. Giá dầu Brent đã kết thúc tuần ở mức 86,81 USD/thùng, dầu WTI của Mỹ đóng cửa ở mức 83,19 USD/thùng. Đáng chú ý là trong tuần, giá dầu Brent đã có thời điểm tăng vượt mốc 87 USD/thùng.

Trong 5 phiên giao dịch của tuần, giá dầu đã giảm 2 phiên và tăng 3 phiên. Ngay ở phiên đầu tiên của tuần, giá dầu đã bất ngờ lao dốc hơn 1% do các nhà đầu tư lo ngại nhu cầu yếu hơn từ Trung Quốc và Mỹ, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, khi thị trường tiếp nhận dự báo triển vọng kinh tế khả quan hơn của Mỹ, giá dầu đã lấy lại đà, leo dốc gần 1 USD. Tuy nhiên, hạn chế đà tăng của giá dầu trong phiên là dữ liệu cho thấy nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tăng nhưng xuất khẩu lại giảm và dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng sau tuần giảm kỷ lục trước đó. Tiếp đà, giá dầu tăng gần 2% ở phiên giao dịch thứ 3 của tuần sau khi kho dự trữ nhiên liệu của Mỹ giảm mạnh và việc cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia và Nga bù đắp cho những lo ngại về nhu cầu chậm từ Trung Quốc.

Giá xăng dầu trong nước

Theo quyết định của liên bộ Công Thương-Tài chính, giá xăng dầu trong nước từ 15h30 ngày 11/8.

Cụ thể, giá xăng E5RON92 tăng thêm 31 đồng/lít, từ mức giá 22.790 đồng/lít lên mức 22.821 đồng/lít; xăng RON95-III hiện có giá tăng thêm 30 đồng/lít, từ mức giá 23.960 đồng/lít lên mức 23.990 đồng/lít. 

Đáng chú ý, giá các mặt hàng dầu đợt điều chỉnh lần này cũng đồng loạt tăng mạnh. Dầu diesel 0.05S tăng 1.813 đồng/lít, đang có giá 20.610 đồng/lít lên mức 22.423 đồng/lít; dầu hỏa tăng 1.619 đồng/lít, từ mức 20.270 lên mức giá mới là 21.889 đồng/lít; dầu mazut hiện từ mức 16.530 đồng/kg tăng 1.137 đồng/kg, lên mức 17.667 đồng/kg. 

Cơ quan quản lý cho hay trước diễn biến giá xăng dầu thế giới, liên bộ Công Thương – Tài chính quyết định không trích lập quỹ bình ổn với tất cả các mặt hàng xăng dầu.

Đồng thời không chi quỹ với hầu hết các mặt hàng, song thực hiện chi quỹ với mặt hàng dầu mazut ở mức 150 đồng/kg. 

Như vậy giá xăng dầu trong nước tiếp tục tăng ở kỳ này. Từ đầu năm đến nay, giá xăng đã trải qua 23 lần điều chỉnh, trong đó có 14 lần tăng, có 6 lần giảm và 3 lần giữ nguyên.

Bảng giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex

Sản phẩm Vùng 1 Vùng 2
Xăng RON 95-V 24.420 24.900
Xăng RON 95-III 23.990 24.460
Xăng E5 RON 92-II 22.820 23.270
DO 0,001S-V 22.950 23.400
DO 0,05S-II 22.420 22.860
Dầu hỏa 2-K 21.880 22.310

T.Anh

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích