Nguy cơ nạn đói hiện hữu do khủng hoảng lương thực toàn cầu
Báo cáo An ninh lương thực và dinh dưỡng toàn cầu [SOFI] được thực hiện hằng năm bởi các tổ chức như: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc [FAO], Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế [IFAD], Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc [UNICEF], Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] và Chương trình Lương thực thế giới [WFP] của Liên Hợp Quốc nhằm cung cấp những thông tin về quá trình tiến tới chấm dứt nạn đói, đạt được an ninh lương thực và phát triển chế độ dinh dưỡng cho dân số toàn cầu.
Theo Báo cáo SOFI năm 2023, ước tính khoảng 691 triệu người đến 783 triệu người thiếu lương thực cần thiết trong năm 2022, điều này ảnh hưởng đến 9.2% dân số toàn cầu. Trước khi dịch bệnh xuất hiện, năm 2019, cũng có đến 7.9% dân số toàn cầu bị ảnh hưởng bởi nạn đói.
Đặc biệt, báo cáo này cũng nhấn mạnh rằng Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc về việc chấm dứt nạn đói vào năm 2030 có nguy cơ thất bại nếu không có bất kỳ biện pháp khắc phục nào. Có dự đoán rằng ước tính khoảng 600 triệu người sẽ nằm trong tình trạng suy dinh dưỡng thường xuyên cho đến hết thập kỷ này.
Éliane Ubalijoro, Giám đốc điều hành của Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp và Nông lâm Quốc tế [CIFOR – ICRAF] phát biểu rằng: “Báo cáo An ninh lương thực và dinh dưỡng toàn cầu [SOFI] mới nhất đã nhấn mạnh sự cấp thiết phải đảo ngược xu hướng đói nghèo toàn cầu hiện nay nếu không khả năng đạt được mục tiêu chấm dứt nạn đói 2030 sẽ bị hủy hoại”, “Cây cối, rừng và việc thực hiện nông lâm kết hợp đóng một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc giải quyết các thách thức liên quan đến việc mất đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, sinh kế và bất bình đẳng.”
Để tăng cường hệ thống lương thực toàn cầu, CIFOR – ICRAF đang cố gắng phổ biến việc áp dụng rộng rãi các phương pháp tiếp cận nông học, trong đó, có các chiến lược do nông dân lãnh đạo[1] để tăng cường độ che phủ và đa dạng của thực vật trong cảnh quan nông lâm kết hợp. Để chứng minh cho tầm quan trọng của rừng và cây cối, thực vật trong chế độ ăn uống, lương thực của con người, trong chính sách quốc gia tại nhiều nước, đã bắt đầu có sự xuất hiện của rừng, cây cối và thực vật như là một phần của hệ thống lương thực của địa phương và toàn quốc.
Báo cáo SOFI 2023 thể hiện rằng trên thế giới, nơi là khủng hoảng thực phẩm thường xuyên đã trở thành sự bình thường “mới”, việc tăng cường phục hồi hệ thống nông nghiệp là sự cần thiết. Phát biểu của David Laborde, Giám đốc của Ban Kinh tế Nông nghiệp của FAO về hệ thống nông lâm cho rằng: “Lâm nghiệp giữ vai trò quan trọng trong hệ thống nông lâm kết hợp. Trong đó, Lâm nghiệp mang đến những lợi ích rất lớn như: từ việc giúp kiểm soát lưu lượng, dòng chảy của nước đến việc giảm nhẹ sự ảnh hưởng của sóng nhiệt nhằm giúp đa dạng hóa nguồn thu nhập và gia tăng hệ thống sản xuất tích hợp một cách mạnh mẽ cho người nông dân.”
Ngay cả khi nạn đói toàn cầu dần ổn định vào năm 2022, nó vẫn tiếp tục gia tăng tại các nước nghèo đói và dễ bị tổn thương, chủ yếu là các quốc gia tại châu Phi. Cần nắm bắt cơ hội từ rừng, và tái trồng rừng ở khu vực Sahel, hoặc thực hiện các hoạt động bảo tồn rừng ở Trung và Đông Châu Phi – để phần nào đóng góp cho việc nghịch đảo xu hướng đói nghèo tại các quốc gia này, Laborde phát biểu.
Và để giải quyết được 5 thách thức toàn cầu, CIFOR – ICRAF đã và đang cố gắng dịch chuyển hệ thống lương thực dựa trên việc quản lý đất đai bền vững, nhằm mang tới những thành quả công bằng cho người dân bản địa và cộng đồng địa phương, cũng như cung cấp chuỗi cung ứng dựa vào việc xây dựng môi trường lành mạnh và hòa nhập xã hội.
Có thể nói, cây cối đóng góp một phần lớn trong việc gia tăng năng suất của hệ thống nông nghiệp và đời sống của cộng đồng nông thôn, nơi cung cấp phần lớn lượng lương thực toàn cầu. CIFOR – ICRAF tạo điều kiện phát triển việc này bằng các giúp đỡ những người nông dân nghiên cứu, lựa chọn những giống cây, thổ nhưỡng và mục đích canh tác phù hợp để họ có thể quản lý việc canh tác hiệu quả và dễ dàng.
Nông nghiệp sinh thái giúp cho người nông dân có thể sản xuất lương thực trong khi bảo vệ sự dinh dưỡng của đất và tăng cường khả năng phục hồi của hệ thống lương thực, Fergus Sinclair, Nhà Khoa học tại CIFOR – ICRAF phát biểu ” Thế giới sản xuất đủ lượng thức ăn cho gần gấp 2 lần dân số hiện nay, tuy nhiên hàng triệu người vẫn phải đối mặt với nạn đói. Phải đặc biệt nhấn mạnh ở đây rằng, nông nghiệp sinh thái, trong đó bao gồm việc giảm thiểu thất thoát và tránh lãng phí lương thực, sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực đang ngày càng trầm trọng trên toàn cầu.”
Báo cáo SOFI 2023 cũng nhấn mạnh rằng nông nghiệp sinh thái đóng vai trò quan trọng trong việc chấm dứt nạn đói trong thập kỷ này cũng như mang lại nhiều lợi ích khác. Ở quy mô trang trại và cảnh quan, nó có thể tăng thu nhập cho người nông dân, bảo đảm an ninh lương thực và dinh dưỡng, hướng dẫn sử dụng nước hợp lý hơn và nâng cao việc tái chế chất dinh dưỡng, cũng như bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái khác.
Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu