Dấu hiệu báo động cholesterol máu cao
Dấu hiệu báo động cholesterol máu cao
Cholesterol dư thừa trong máu (tăng cholesterol máu) là một nguyên nhân của các bệnh tim mạch: xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Chứng tăng cholesterol máu là khi mức cholesterol trong máu cao bất thường: Thông thường, mức cholesterol phải dưới 2 gam/lít, hoặc 5,17 mmol mỗi lít.
Trong phần lớn các trường hợp, tăng cholesterol máu tương ứng với dư thừa LDL cholesterol (loại cholesterol “xấu”): người ta ước tính rằng mức cholesterol LDL an toàn là từ 1 g/L đến 1,29 g/L.
Cholesterol dư thừa trong máu (tăng cholesterol máu) là một nguy cơ chính của hầu hết các bệnh tim mạch: xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ … Do đó, điều cần thiết là phải theo dõi cẩn thận nồng độ cholesterol trong máu để có sức khỏe tốt và sống lâu hơn.
Một số nguyên nhân làm tăng mức cholesterol trong máu
Có nhiều yếu tố có thể làm tăng mức cholesterol trong máu:
Thừa cân (với chỉ số BMI trên 25), chế độ ăn uống không cân bằng (quá nhiều đường, quá nhiều chất béo, quá nhiều sản phẩm chế biến quá kỹ), uống một số loại thuốc (ví dụ như thuốc tránh thai) hoặc các rối loạn tuyến giáp…
Tăng cholesterol thường bị trầm trọng hơn khi ăn quá nhiều thực phẩm không lành mạnh, có hàm lượng cholesterol, chất béo bão hòa và chất béo trans cao. Các ví dụ về thực phẩm góp phần làm tăng cholesterol cao bao gồm:
– Thịt đỏ
– Gan và các loại thịt nội tạng khác
– Các sản phẩm hàng ngày chứa nhiều chất béo no như phó mát, sữa, kem và bơ
– Trứng (lòng đỏ)
– Các món chiên rán, như khoai tây chiên, gà rán, và hành phi
– Bơ đậu phộng
– Một số sản thực phẩm nướng, như bánh xốp nướng
– Thực phẩm chế biến từ bơ ca cao, dầu cọ, hoặc dầu dừa, sô cô la
Tăng cholesterol cũng có thể là do di truyền trong nhiều trường hợp. Điều này có nghĩa là nó không chỉ đơn giản là do thực phẩm gây ra, mà còn bởi cách mà gen của bạn hướng dẫn cơ thể xử lý cholesterol và chất béo. Gen được truyền từ cha mẹ sang con.
Các điều kiện khác như đái tháo đường và suy giáp cũng có thể góp phần làm tăng cholesterol. Hút thuốc lá cũng có thể làm tăng các vấn đề về cholesterol.
Dấu hiệu của cơ thể cho thấy cholesterol máu cao
Thừa cholesterol trong máu không gây ra các triệu chứng. Nhưng khi mức cholesterol trong máu cao bất thường, các biến chứng có thể xuất hiện – và đây là những biến chứng có triệu chứng.
Đau ngực
Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy tình trạng dư thừa cholesterol trong máu. Đau ngực là kết quả của sự tích tụ cholesterol trong các động mạch của tim (các động mạch vành), dẫn đến việc cung cấp oxy cho cơ tim kém. Những cơn đau này có thể chỉ xảy ra khi gắng sức (ví dụ như khi đi bộ), hoặc ngay cả khi nghỉ ngơi.
Đau bắp chân
Dư thừa cholesterol có thể khiến các động mạch ở chi dưới bị tắc nghẽn, cơn đau có thể xuất hiện – đặc biệt là ở bắp chân. Cơn đau ở bắp chân không nhất thiết liên quan đến hoạt động thể chất vì chúng có thể xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi.
Rối loạn cương dương
Rối loạn cương dương ở nam giới có thể là dấu hiệu lượng cholesterol máu cao. Nguyên nhân là do cholesterol lắng đọng bên trong các động mạch và ngăn cản máu đến dương vật, từ đó gây rối loạn chức năng cương dương ở nam giới.
Rối loạn thần kinh
Nếu cholesterol tích tụ trong các mạch máu não, các triệu chứng thần kinh có thể xuất hiện: chóng mặt, nhức đầu, nói lắp, tê bì, vấn đề về thị lực … Những dấu hiệu này thường thoáng qua.
Khó thở
Dư thừa cholesterol trong máu là một yếu tố nguy cơ tim mạch chính. Do đó, trong trường hợp tăng cholesterol máu, người ta có thể thấy hiện tượng khó thở phát triển khi gắng sức (ngay cả khi nghỉ ngơi) là kết quả của một cơn đau tim.
U vàng ( Xanthomas)
Đó là những khối u nhỏ, lành tính (thường có màu hơi vàng) được tạo thành từ các khối cholesterol. Xanthomas có thể xuất hiện trong chứng tăng cholesterol máu nặng và/hoặc tăng cholesterol máu gia đình. Hãy lưu ý nếu bạn thấy trên cơ thể xuất hiện những u vàng ( thường gặp ở mông, vai, mặt duỗi của tay chân, mặt).
Làm sao để phòng ngừa tăng cholesterol máu?
Tăng cholesterol mà do các yếu tố di truyền thì không thể ngăn ngừa. Những điều bạn có thể làm để giúp hạ thấp cholesterol ở mức mong muốn hoặc ngăn không cho nó trở nên nghiêm trọng:
- Luyện tập thể dục đều đặn.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, ít chứa chất béo động vật.
- Ăn các món nướng, hấp, quay và rang thay vì các loại thực phẩm chiên.
- Chọn thịt nạc.
- Chọn sản phẩm sữa ít chất béo hoặc không có chất béo.
- Tránh các loại thức ăn nhanh.
- Chế độ ăn nhiều chất xơ.
- Không hút thuốc. Hút thuốc làm tổn thương các mạch máu và làm tăng đáng kể nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ.
- Tránh uống quá nhiều rượu. Mặc dù việc uống rượu vừa phải (không quá hai ly một ngày) thực sự có thể làm tăng mức HDL cholesterol có lợi.
- Kiểm tra cholesterol thường xuyên. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo bạn nên kiểm tra mức cholesterol mỗi 4 đến 6 năm nếu bạn là người khỏe mạnh trên 20 tuổi. Bạn có thể cần phải kiểm tra cholesterol thường xuyên hơn nếu bạn là đối tượng có nguy cơ cao bị tăng cholesterol.
- Duy trì trọng lượng tối ưu
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị