Đề xuất áp dụng thuế cao đối với bất động sản thứ hai và nhà đất bỏ hoang

Việc sử dụng công cụ thuế để điều hành và điều tiết thị trường, nhất là trong quá trình kiểm soát hoạt động đầu cơ, tích trữ cũng như hưởng đến giá bất động sản bị đẩy lên cao, là vấn đề được quan tâm từ các nhà quản lý và doanh nghiệp. Để giám sát các hoạt động trên thị trường bất động sản một cách hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển tốt nhất, Việt Nam cần có một bộ luật Thuế đầy đủ.

Vào đầu tháng 2 năm nay, một số chính sách thuế mới liên quan đến bất động sản (áp thuế với người lướt sóng, đánh thuế riêng nhà và đất) đã được đề cập trong kế hoạch sửa đổi Luật Thuế bất động sản và Thuế thu nhập cá nhân, dự kiến sẽ được trình Quốc hội vào cuối năm 2024 – 2025. Các chính sách bao gồm áp dụng thuế đối với người đầu cơ bất động sản với mức suất thuế dự kiến trên 2%; tính thuế riêng cho cả nhà chung cư và đất, đồng thời áp dụng thuế cao đối với nhà đất bỏ hoang…

Rủi ro chính sách khi tháo gỡ khó khăn cho bất động sản - Tuổi Trẻ Online

Ảnh minh họa.

Theo ông Võ Hồng Thắng – Phó giám đốc nghiên cứu và phát triển (R&D) DKRA Group, ông ủng hộ việc áp thuế bất động sản thứ hai trở đi, nhưng cần đưa ra một lộ trình cụ thể, có thể kéo dài trong giai đoạn 3-5 năm và áp dụng tại các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng,… Mặt khác, với tình hình thị trường bất động sản còn nhiều thách thức như hiện nay, việc đóng thuế bất động sản thứ hai trở lên sẽ khiến thị trường bị kéo dài thời gian phục hồi. 

Cũng theo ông Thắng, vấn đề quan trọng nhất chính là cơ sở dữ liệu quốc gia về quản lý đất đai, bao gồm thông tin về người sở hữu và định giá bất động sản (bao gồm đất và tài sản gắn liền). Từ đó mới có thể xác định được chủ sở hữu của bất động sản thứ hai và thuế phải đóng. 

Cùng với đó, cần tính toán mức thuế một cách hợp lý nhằm hạn chế đầu cơ và đảm bảo rằng bất động sản sẽ không bị bỏ hoang mà vẫn có khả năng khai thác. Thị trường bất động sản cũng là một loại hình hàng hóa, không nên can thiệp quá mạnh mẽ gây ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề khác.

Liên quan chính sách thuế, Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 diễn ra ngày 4/7, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình Chính phủ dự thảo nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính.

Trong đó, dự thảo đề xuất Chính phủ giao Bộ Tài chính đề nghị trình Thủ tưởng ban hành quyết định giảm 30% tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước năm 2023; nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ chi phí năng lượng như điện, xăng dầu từ ngân sách. Đặc biệt là bộ cần nghiên cứu, báo cáo các giải pháp, chính sách thuế để điều tiết, phát triển bền vững thị trường bất động sản, chống đầu cơ.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc nghiên cứu chính sách này là cần thiết để hỗ trợ thị trường trong trung, dài hạn. Đây cũng là chính sách, giải pháp tài khóa quan trọng trong nửa cuối năm để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tiêu dùng kinh tế.

Giải pháp thứ tư, dự thảo nghị quyết nêu vấn đề cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đặc biệt là sửa đổi quy định về phòng cháy chữa cháy, tiêu chuẩn nước thải nuôi trồng thủy sản trong tháng 7 và giảm tối đa thanh tra chưa cần thiết.

Cuối cùng, dự thảo nghị quyết của Chính phủ đưa ra nhiệm vụ siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Trong đó, Chính phủ sớm ban hành quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, có cơ chế xử lý trường hợp cán bộ đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm.

Nguồn: hoanhap.vn

Bạn cũng có thể thích