Chứng nhận xanh – Áp lực giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Chứng nhận xanh – Áp lực giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Kết quả khảo sát 680 nhà sản xuất tại 10 quốc gia khác nhau cho thấy các áp lực về chứng nhận xanh có thể kích hoạt sự đổi mới quy trình (Process Innovation) và cuối cùng nâng cao vị thế và các biện pháp bền vững của các công ty.

Nghiên cứu được thực hiện bởi TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ môn Quản lý chuỗi cung ứng và logistics, Đại học RMIT Việt Nam, cùng các chuyên gia đến từ bốn trường đại học tại châu Âu và Úc.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. ITN

Các nhà khoa học đã xem xét 680 nhà sản xuất tại 10 quốc gia khác nhau gồm:  Úc, Trung Quốc, Croatia, Hàn Quốc, Ireland, Hungary, Ba Lan, Đài Loan, Mỹ và Việt Nam để tìm hiểu mối quan hệ giữa các áp lực để đạt chứng nhận xanh (Green Certification Pressure) với hiệu suất bền vững của doanh nghiệp.

Nghiên cứu này cho thấy các áp lực về chứng nhận xanh có thể kích hoạt sự đổi mới quy trình (Process Innovation) và cuối cùng nâng cao vị thế và các biện pháp bền vững của các công ty. Việc đổi mới quy trình tuân thủ tiêu chuẩn xanh đem lại hiệu quả về cả kinh doanh và môi trường

Trong ngành sản xuất, chứng nhận xanh là bộ tiêu chuẩn lồng ghép các khía cạnh môi trường vào quá trình thiết kế và sản xuất sản phẩm. Các chứng nhận, ví dụ như ISO 14001, cho thấy doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ những tiêu chuẩn về môi trường như giảm phát thải, tuân thủ mức độ sử dụng tài nguyên và nguyên liệu thô trong quy trình sản xuất, và tiết kiệm năng lượng.

Nhiều công ty sản xuất xem những cơ hội thực hành chứng nhận xanh với các đối tác bên ngoài là động lực để chỉnh sửa đổi mới quy trình của họ. Thực tế, các nhà sản xuất có thể cảm thấy bất lợi nếu trực tiếp thực hiện chứng nhận xanh. Tuy nhiên, khi họ nỗ lực thay đổi thông qua đổi mới quy trình thì có thể nhận được kết quả xứng đáng.

TS. Nguyễn Mạnh Hùng nhận định: “Việc tìm kiếm và học hỏi các quy trình đổi mới sáng tạo mới, đồng thời nhanh chóng áp dụng các quy trình sạch hơn có thể là một giải pháp môi trường khả thi. Đổi lại, các công ty sản xuất cũng có thể hưởng lợi từ những cải tiến quy trình này, chẳng hạn như vận hành hiệu quả hơn (hàng ít lỗi và ít hoàn trả hơn), cải thiện chất lượng, giảm chi phí, và cuối cùng là sự chấp nhận của khách hàng”.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích