Kế hoạch xử lý rác thải sinh hoạt ở TP HCM: Sắp chỉ còn 1 phương pháp

Kế hoạch xử lý rác thải sinh hoạt ở TP HCM: Sắp chỉ còn 1 phương pháp

Đến năm 2025 tỉ lệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ mới hiện đại đạt ít nhất 80%, hướng tới năm 2030 là 100%.

Báo cáo của Sở Tài nguyên – Môi trường về kết quả thực hiện giữa nhiệm kỳ đồ án xử lý quy hoạch chất thải rắn TP HCM đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 cho biết UBND TP HCM giao UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện giải tỏa các trạm gây ô nhiễm môi trường. Cùng với đó, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các trạm trung chuyển đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để đến năm 2025 có 40 trạm (13 trạm khu vực và 27 trạm phục vụ quận, huyện).

Kế hoạch xử lý rác thải sinh hoạt ở TP HCM: Sắp chỉ còn 1 phương pháp - Ảnh 1.
Số lượng phương tiện thu gom rác đạt chuẩn chỉ mới đạt hơn 55%.

Đến nay, TP Thủ Đức và các quận, huyện: 4, 8, 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn và Nhà Bè đang triển khai đầu tư 16 trạm trung chuyển. 1 trạm hiện hữu trên địa bàn quận 11 đã có lộ trình giảm khối lượng, tiến tới ngưng hoạt động vào năm 2025.

Cụ thể, 2 trạm đã hoàn thành xây dựng, vận hành (quận 12 và TP Thủ Đức); 1 trạm đang xây dựng (quận 12); 2 trạm trung chuyển đang thực hiện thủ tục thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư; 11 trạm đang điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, thủ tục giao đất, đăng ký vốn đầu tư trung hạn để thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định.

Về công tác xử lý chất thải rắn, thành phố đặt chỉ tiêu đến năm 2025 tỉ lệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ mới hiện đại (đốt phát điện) và tái chế đạt ít nhất 80% (hướng tới năm 2030 là 100%).

Trên địa bàn thành phố hiện có 5 dự án chuyển đổi công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt sang đốt phát điện đang triển khai.

Trong đó, UBND TP HCM đã quyết định chủ trương đầu tư đối với 2 dự án chuyển đổi cộng nghệ của Công ty cổ phần Vietstar (2.000 tấn/ngày) và Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa (2.000 tấn/ngày).

Kế hoạch xử lý rác thải sinh hoạt ở TP HCM: Sắp chỉ còn 1 phương pháp - Ảnh 3.
Thu gom rác tại TP HCM

3 đơn vị còn lại đang thực hiện các thủ tục pháp lý đầu tư dự án chuyển đổi công nghệ gồm Công ty cổ phần Tasco (500 tấn/ngày), Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (3.000 tấn/ngày) và Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Thành phố (1.000 tấn/ngày).

Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình triển khai thực tế, Sở Tài nguyên – Môi trường đề xuất gia hạn thời gian hoàn thành tỉ lệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế đạt 80% thêm 2 năm, đến năm 2027 sẽ hoàn thành chỉ tiêu này.

TP HCM có 2.618/2.653 tổ, đường dây thu gom rác dân lập tham gia vào hợp tác xã hoặc doanh nghiệp. Lực lượng thu gom rác này có 4.191/7.543 phương tiện đạt chuẩn (55%).

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích