Đại dương trên mặt trăng của Sao Thổ chứa thành phần thiết yếu cho sự sống

Đại dương trên mặt trăng của Sao Thổ chứa thành phần thiết yếu cho sự sống

Vùng nước dưới bề mặt trên mặt trăng băng giá của Sao Thổ dường như chứa các thành phần cần thiết cho ‘khả năng sinh sống’.

tm-img-alt
Các chùm khói của Enceladus được cho là đến từ một đại dương dưới ngầm thông qua các vết nứt trên lớp vỏ băng giá của nó. (NASA/AP)

Mặt trăng Enceladus của sao Thổ đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học trong nhiều năm với những luồng hơi nước bốc lên từ đại dương bên dưới lớp băng dày. Mới đây, các nhà khoa học đã có một phát hiện quan trọng thú vị: Đại dương tối tăm, lạnh lẽo đó dường như chứa một dạng phốt pho, một thành phần thiết yếu cho sự sống. 

Điều đó có nghĩa là Enceladus có đại dương duy nhất ngoài Trái đất được biết là chứa tất cả sáu nguyên tố cần thiết cho sự sống. Phát hiện về natri photphat hòa tan, được các nhà khoa học công bố trong một báo cáo đăng trên tạp chí Nature, khiến Enceladus trở nên khả thi hơn trong việc tìm kiếm các thế giới có thể ở được ngoài Trái đất.

tm-img-alt
Những đám nước đá và hơi nước phun ra từ vùng cực nam của vệ tinh Enceladus của sao Thổ, được quan sát bởi tàu vũ trụ Cassini của NASA. (NASA/AP)

Tác giả chính của nghiên cứu Frank Postberg, giáo sư tại Đại học Tự do Berlin cho biết: Đại dương ngầm của Enceladus có kích thước khiêm tốn với đường kính chỉ vài trăm dặm. Các nhà khoa học thường gọi nó là “đại dương soda” vì nó có ga, sủi bọt và mặn. Đại dương ẩn dưới một lớp băng dày hàng dặm, nhưng các hạt bị đóng băng di chuyển qua các vết nứt trên băng và phóng vào không gian.

Phốt pho là chữ “P” trong CHNOPS, viết tắt của carbon, hydro, nitơ, oxy, phốt pho và lưu huỳnh – nhóm sáu nguyên tố, cùng với nước và năng lượng, là nền tảng cho quá trình hóa sinh trên Trái đất. Postberg cho biết, vì tương đối hiếm nên phốt pho được coi là “nút thắt cổ chai” đối với sự sống.

Tham khảo: washingtonpost

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích