Vết rách khổng lồ chia tách châu Phi làm 3 phần

Vết rách khổng lồ chia tách châu Phi làm 3 phần

Theo các dữ liệu phân tích của NASA, “Đới tách giãn Đông Phi” đang tạo nên một vết rách khổng lồ chia tách châu Phi làm 3 phần.

Đới tách giãn Đông Phi” – một mạng lưới các thung lũng trải dài khoảng 3.500 km từ Biển Đỏ đến Mozambique – đang rõ rệt hơn sau 35 triệu năm hình thành.

tm-img-alt
Bản đồ miêu tả cách các mảng kiến tạo đang di chuyển và tách dần ra khỏi nhau ở châu Phi. Ảnh: Hiệp hội Địa chất Mỹ

Tiến sĩ Cynthia Ebinger – Chủ nhiệm Khoa Địa chất – Trường Đại học Tulane (Mỹ) cho biết, đường rạn nứt này bắt đầu giữa vùng Ả Rập và Sừng châu Phi phía Đông lục địa, sau đó kéo dài dần về phía Nam theo thời gian, chạm đến phía Bắc Kenya vào 25 triệu năm trước. Đới tách giãn Đông Phi gồm 2 tập hợp vết nứt rộng song song trong vỏ Trái Đất, với một vết đi qua Ethiopia và Kenya, một vết vòng cung từ Uganda đến Malawi. Sự tồn tại của các vết nứt rõ rệt hơn, rộng ra trung bình 6,35 mm mỗi năm, cùng với các khu vực động đất và núi lửa ngoài khơi cho thấy châu Phi đang dần bị tách ra.

Theo Hiệp hội Địa chất London (Anh): Dọc theo vết rách khổng lồ này, ở phía Đông châu Phi, mảng kiến tạo Somalia (còn gọi là mảng Somali) đang bị kéo về phía Đông, ngày một rời xa mảng Nubian (mảng Châu Phi) cổ xưa hơn của lục địa trong một quá trình gọi là “kiến tạo mảng”, có thể hiểu nôm na là sự di chuyển của các mảnh vỏ Trái Đất. Hai mảng Somalia và Nubian cũng đang tách dần khỏi mảng Ả Rập ở phía Bắc.

Năm 2018, truyền thông thế giới đưa tin một vết nứt khổng lồ kéo dài hàng kilomet và rộng hàng chục mét bất ngờ xuất hiện gần đây ở vùng tây nam Kenya được cho là bằng chứng cho thấy lục địa châu Phi đang bắt đầu tách ra. Vết nứt nói khiến một phần tuyến đường cao tốc Nairobi – Narok bị phá hủy, kèm theo là các các hoạt động địa chấn trong khu vực. 

tm-img-alt
Rãnh nứt khổng lồ cắt ngang tuyến đường cao tốc chính ở tây nam Kenya năm 2018. Ảnh: ITN

3 kịch bản được các nhà khoa học đưa ra cho tương lai châu Phi

Kịch bản có khả năng cao nhất là mảng Somalia tách ra khỏi phần còn lại của châu lục, tạo nên một vùng biển mới ở giữa. Lục địa mới sẽ gồm Somalia, Eritrea, Djibouti, phần phía Đông của Ethiopia, Kenya, Tanzania và Mozambique.

Kịch bản thứ hai là phần tách ra chỉ gồm phía Đông Tanzania và Mozambique. Dự kiến sự phân tách này sẽ xảy ra trong vòng 1 đến 5 triệu năm tới.

Kịch bản thứ 3 là Đới tách giãn Đông Phi trở thành một vết nứt không thành công bởi các lực địa chất thúc đẩy nó quá chậm, như thung lũng tách giãn ở Bắc Mỹ, đã uốn cong khoảng 3.000 km vùng Thượng Trung Tây, nhưng không đủ mạnh để tách đôi lục địa.

Trong lịch sử hình thành hàng tỉ năm, tầng đá quyển của Trái Đất đã bị vỡ thành một số lượng lớn các mảng kiến tạo. Những mảng này không đứng yên mà chuyển dịch tương đối với nhau theo những tốc độ khác nhau, “trượt” trên lớp quyển mềm có kết cấu nhầy dính. Chính xác cơ chế đằng sau những chuyển động này là gì thì vẫn còn gây tranh cãi, nhưng nhiều khả năng có liên quan đến những dòng đối lưu trong lớp quyển mềm và những lực phát sinh từ vùng tiếp giáp giữa các mảng kiến tạo.

Những lực này không chỉ đơn giản làm làm dịch chuyển các mảng kiến tạo, mà còn khiến các mảng này nứt vỡ, tạo ra khe nứt và có thể dẫn đến sự kiến tạo ra những đường ranh giới mảng mới. Đới tách giãn Đông Phi (East African Rift) là một ví dụ về nơi đang diễn ra quá trình này.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích