Kiên Giang: Cải tiến năng suất chất lượng thông qua đổi mới quản lý, sản xuất

Thực hiện Quyết định số 380/QĐ-UBND ngày 22/02/2012 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang, tỉnh đã tổ chức đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, quảng bá nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc cải tiến hoạt động, nâng cao năng lực quản lý, thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng.

Đã hỗ trợ 46 lượt doanh nghiệp xây dựng, áp dụng 37 hệ thống quản lý tiên tiến, 48 công cụ cải tiến năng suất và chất lượng; 08 lượt doanh nghiệp chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm; 15 lượt doanh nghiệp tham gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia; 17 lượt doanh nghiệp của tỉnh thực hiện mô hình nâng cao năng suất tổng thể, góp phần nâng cao được năng suất lao động của doanh nghiệp.

Qua đó, nhận thức của doanh nghiệp dần tiến bộ, quan tâm cải tiến năng suất chất lượng thông qua đổi mới trong quản lý, sản xuất; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày càng thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nâng cao thương hiệu, cải thiện tính cạnh tranh.

Căn cứ thực tiễn trên, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

Mục tiêu của kế hoạch nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, áp dụng các giải pháp hữu ích,… góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Cụ thể: 30 doanh nghiệp được hỗ trợ các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng. Trong đó, ít nhất có 30 hệ thống quản lý và công cụ cải tiến năng suất chất lượng được đưa vào áp dụng tại doanh nghiệp; 20 doanh nghiệp được chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, môi trường, năng lượng, an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế; 40 sản phẩm, hàng hóa của tỉnh được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia; chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương;

Tổ chức 10 hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo, tập huấn về năng suất, chất lượng, hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng,…; đào tạo được khoảng 20 chuyên gia về năng suất, chất lượng tại các sở, ban, ngành; trường Đại học, cao đẳng và doanh nghiệp.

Về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, thứ nhất, hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng: Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghiên cứu, triển khai ứng dụng các giải pháp năng suất xanh, phát triển cộng đồng.

Thứ hai, công tác thông tin, tuyên truyền về năng suất, chất lượng: Phổ biến, hướng dẫn áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, nhất là các công cụ hỗ trợ sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh vào doanh nghiệp; Triển khai các hình thức thông tin tuyên truyền thông qua các khóa đào tạo, tập huấn, hội nghị, hội thảo; thực hiện phóng sự tuyên truyền, quảng bá về các gương điển hình trong hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang; tổ chức học tập, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về nâng cao năng suất và chất lượng tại doanh nghiệp đã áp dụng các mô hình hay, hiệu quả trong và ngoài tỉnh; Tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích cao trong hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng, đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương.

Thứ ba, đào tạo nhân lực cho hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng: Đào tạo đội ngũ chuyên gia về năng suất và chất lượng của địa phương, có khả năng triển khai thực hiện, đánh giá, kiểm tra hiệu quả việc thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng tại doanh nghiệp; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về năng suất, chất lượng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp và người lao động. Phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các chương trình đào tạo của Tổ chức Năng suất Châu Á và các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, khu vực.

Ảnh minh họa. 

Thứ tư, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh; tham gia các chương trình đào tạo của quốc tế: Áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng cơ bản, đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng đặc thù của ngành, lĩnh vực, tiêu chuẩn về hệ thống quản lý mới được công bố; Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (G.A.P), thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh;

Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập, tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp; Hỗ trợ chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, môi trường, năng lượng, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế; Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các chương trình đào tạo của Tổ chức Năng suất Châu Á và các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, khu vực.

Thứ năm, quy định về quản lý thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp: Nhiệm vụ nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất, chất lượng của tỉnh; hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh;

Tăng cường năng lực hoạt động tiêu chuẩn hóa và đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được xây dựng dưới hình thức nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh; Công tác thông tin, tuyên truyền về năng suất, chất lượng; đào tạo nhân lực cho hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng thực hiện theo nhiệm vụ được UBND tỉnh giao.

Hà My

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích