Nhận diện tiềm năng shophouse khối đế khách sạn nghỉ dưỡng

Nhận diện tiềm năng shophouse khối đế khách sạn nghỉ dưỡng

Đáp ứng hoàn hảo những tiêu chí khắt khe về sản phẩm đầu tư mang lại lợi nhuận cao, shophouse khối đế khách sạn nghỉ dưỡng đang được đặc biệt “săn đón” tại các thị trường mới nổi

Nhận diện tiềm năng

Giới chuyên gia nhận định, shophouse khối đế khách sạn nghỉ dưỡng sở hữu tiềm năng sinh lời vượt bậc. Đây không chỉ là yếu tố làm tăng giá trị cho dự án mà còn là dòng sản phẩm thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư thời gian gần đây.

Sức hút của loại hình này được lý giải bởi sự tăng trưởng du lịch, cụ thể là bình quân chi tiêu của du khách ngày càng cao. Số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch năm 2021 cho thấy, thời gian trung bình mỗi khách nội địa dành cho chuyến đi là 3,7 ngày, chi tiêu khoảng 1 – 1,6 triệu đồng/ngày.

Đặc biệt, khách nội địa ngày càng có xu hướng sử dụng dịch vụ của các cơ sở lưu trú để thoả mãn nhu cầu trải nghiệm, vui chơi, mua sắm thuận tiện chỉ trong một điểm đến. Điều này mở ra cơ hội kinh doanh sinh lời hấp dẫn cho loại hình shophouse khối đế khách sạn nghỉ dưỡng.

tm-img-alt

Các khu nghỉ dưỡng được đầu tư với hệ tiện ích “all – in – one” mang đến hành trình trải nghiệm trọn vẹn cho du khách (Ảnh: APEC Mandala Wyndham Mũi Né)

Nếu vị trí và nguồn khách hàng được xem như bảo chứng cho thành công của mô hình kinh doanh shophouse nói chung thì shophouse chân đế khách sạn cũng hội tụ đầy đủ cả hai yếu tố then chốt này.

Lợi thế của shophouse chân đế khách sạn chính là vị trí đa kết nối, dễ dàng trở thành tâm điểm giao thương. Bởi lẽ, khách sạn nghỉ dưỡng thường tọa lạc trên các trục giao thông huyết mạch, giúp shophouse tận dụng tối đa mặt tiền đắt giá để thu hút nguồn khách vãng lai.

Chưa kể, shophouse chân đế còn phục vụ lượng khách hàng sẵn có từ các căn hộ nghỉ dưỡng nội khu. Nguồn khách dồi dào và đều đặn sẽ góp phần duy trì mức thanh khoản cho các nhà đầu tư.

Dòng sản phẩm lên ngôi tại thị trường mới

Thực tế tại các điểm đến du lịch truyền thống như Phú Quốc (Kiên Giang), Nha Trang (Khánh Hoà), quỹ đất ngày càng khan hiếm cùng mặt bằng giá đã neo cao là những hạn chế khiến cho loại hình shophouse chân đế khách sạn có phần khó tiếp cận dù sở hữu tiềm năng sinh lời hấp dẫn.

Như một xu thế tất yếu, các nhà phát triển bất động sản nghỉ dưỡng đang dần chuyển dịch sang các thị trường mới nổi để phát triển dự án, cung cấp ra thị trường các sản phẩm đáp ứng “khẩu vị” đa dạng của giới đầu tư. Với tiềm năng du lịch không hề thua kém các thị trường truyền thống, Phú Yên, Bình Định, Bình Thuận… chính là điểm dừng chân kế tiếp trong cuộc “viễn chinh” nhằm tìm kiếm những mảnh đất “vàng mười”.

Đơn cử như Bình Thuận, địa phương được ví như “ngôi sao sáng” trên bản đồ du lịch Việt vừa được lựa chọn là nơi tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2023. Trong vòng 5 năm trở lại đây, lượng du khách đến Bình Thuận tăng bình quân 10,95%/ năm. Ước tính 9 tháng đầu năm, địa phương này thu hút khoảng 3,97 triệu lượt khách, vượt qua các điểm đến đã hình thành thương hiệu như Đà Nẵng (2,77 triệu lượt khách), Khánh Hoà (2,11 triệu lượt khách) cũng như các điểm đến mới nổi như Bình Định (3,56 triệu lượt khách).

Hiện tại, nguồn cung shophouse tại Bình Thuận còn khá khiêm tốn, tập trung chủ yếu ở thành phố biển Phan Thiết hay Khu du lịch quốc gia Mũi Né. Với lượng khách tăng trưởng đều đặn hàng năm, shophouse chính là quỹ hàng đầy tiềm năng đem đến cơ hội tăng giá nhanh ngay trong những chu kỳ đầu tiên.

Lấy ví dụ tại “thủ phủ resort” Mũi Né, khảo sát thị trường cho thấy hiện chỉ có tổ hợp du lịch – nghỉ dưỡng – giải trí APEC Mandala Wyndham Mũi Né với 60 căn shophouse hướng biển được thiết kế trên 3 tầng đế của khách sạn. Vừa phục vụ đến gần 3000 phòng khách sạn nội khu, vừa đón tiếp lượng khách vãng lai lớn trên cung đường DT716 chạy dọc vịnh biển, đầu tư shophouse tại tổ hợp 5 sao này mở ra bài toán lợi nhuận vô cùng khả quan.

tm-img-alt

Chuỗi shophouse đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của du khách nội và ngoại khu

Anh Minh Hoà, một nhà đầu tư vừa “chốt” một căn shophouse APEC Mandala Wyndham Mũi Né phân tích: “Tại mặt bằng của shophouse khối đế khách sạn, có thể lựa chọn rất nhiều hình thức kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ đa dạng như cửa hàng tiện lợi, nhà thuốc, minimart, spa, nhà hàng, cafe, cửa hàng thời trang… Bên cạnh việc tự kinh doanh, nhà đầu tư cũng có thể cho thuê với thu nhập ổn định lên đến hàng chục triệu đồng mỗi tháng.”

Theo anh, đối với các dự án quy hoạch bài bản với hệ tiện ích hoàn chỉnh, tỷ lệ cho thuê cũng như mua đi bán lại của loại hình này có thể đạt 100%, chưa kể giá trị căn hộ shophouse tăng từ 15 – 30% mỗi năm.

Nhờ đặc thù sinh lời hấp dẫn, loại hình shophouse khối đế khách sạn tại các điểm đến du lịch mới sẽ là kênh đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích