Đầu tư cho đổi mới nông nghiệp vì khí hậu toàn cầu vượt 13 tỷ USD

Đầu tư cho đổi mới nông nghiệp vì khí hậu toàn cầu vượt 13 tỷ USD

Tại Hội nghị Thượng đỉnh sứ mệnh đổi mới Nông nghiệp vì Khí hậu (AIM for Climate – AIM4C), do Mỹ chủ trì từ ngày 8-10/5, các đại biểu đã đóng góp nhiều sáng kiến nhằm xây dựng một nền nông nghiệp mới toàn cầu.

Thúc đẩy nông nghiệp thích ứng khí hậu.
Thúc đẩy nông nghiệp thích ứng khí hậu.

Trong phiên khai mạc hội nghị Thượng đỉnh AIM4C do Mỹ chủ trì diễn ra tại Washington, từ khóa được làm nổi bật là “cô lập carbon trong đất”.

Với mục tiêu đó, hội nghị kêu gọi các đối tác tăng cường và đẩy nhanh đầu tư cũng như hỗ trợ trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp và lương thực thực phẩm thông qua hành động tác động đến khí hậu.

Các hoạt động nổi bật của hội nghị bao gồm lời kêu gọi hành động đến các quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm hỗ trợ nông nghiệp thông minh với khí hậu.

Trong đó AIM4C từng đưa ra lời kêu gọi tại COP 27 đến các cộng đồng đầu tư mạo hiểm với sứ mệnh tăng cường đầu tư vào lĩnh vực đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp thông minh với khí hậu thông qua đầu tư vào các công ty khởi nghiệp, công ty mới nổi để thúc đẩy các giải pháp khí hậu.

Tại Hội nghị thượng đỉnh AIM4C lần này, Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack cho biết, đây là sự kiện quan trọng cho thấy sự phát triển của AIM4C khi toàn cầu đều có nhu cầu đẩy nhanh tiến trình này để giải quyết các thách thức về an ninh lương thực, dinh dưỡng toàn cầu và biến đổi khí hậu.

Qua đó, Bộ trưởng Vilsack công bố các đầu tư, đối tác và nguồn lực mới để chuẩn bị cho sáng kiến AIM4C tại COP28 sắp tới.

Về đầu tư, các đối tác đã tăng đầu tư về đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp thông minh với khí hậu và hệ thống lương thực, thực phẩm lên hơn 13 tỷ USD, vượt qua mục tiêu 10 tỷ USD tại COP 28 được đề ra tại COP 27.

Về các sáng kiến nước rút cho đổi mới sáng tạo, có thêm 21 sáng kiến mới với khoảng 1,8 tỷ USD đầu tư thêm vào đổi mới nông nghiệp thông minh với khí hậu và hệ thống lương thực, thực phẩm, giúp nâng tổng số lên 51 sáng kiến với khoản đầu tư trị giá 3 tỷ USD.

Cùng với đó, có nhiều đối tác mới từ các chính phủ Argentina, Fiji, Guatemala, India, Panama, Paraguay and Sri Lanka, nâng tổng số Chính phủ, sáng kiến nước rút cho đổi mới sáng tạo và tri thức lên 500 đối tác.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp thông minh

Cũng trong khuôn khổ hội nghị, làm rõ hành động cụ thể của AIM4C, Cựu Phó Tổng thống Mỹ AI Gore cho biết, khủng hoảng khí hậu chính là khủng hoảng nhiên liệu hóa thạch. Như vậy, công việc đầu tiên của các đối AIM4C là cắt giảm sản xuất và sử dụng nhiên liệu hóa thạch, từ đó có thể cắt giảm phát thải.

tm-img-alt
Cựu Phó Tổng thống Mỹ AI Gore (phải) phát biểu tại hội nghị.

“Nếu nông dân đóng góp vào quá trình giảm phát thải thì họ cần phải được “trả công”. Để trả công thì cần có hệ thống đo lường, do đó cần biết chính xác lượng carbon tích tụ trong đất mà người dân đóng góp và trả phí cho họ. Và đó là cách chúng ta khai thác tiềm năng cô lập các bon trong đất. Nghiên cứu về đổi mới sáng tạo cần tập trung vào trong nông nghiệp thông mình là nhanh chóng cải thiện giải pháp đo lường một cách chính xác lượng carbon tích tụ trong đất”, ông AI Gore đề xuất.

Tại đây, cựu Phó Tổng thống Mỹ cũng dẫn 4 giải pháp hiệu quả nhất từ báo cáo của Công ước quốc tế về Bảo vệ thực vật (IPPC) hồi năm ngoái nhằm giải quyết khủng hoảng khí hậu.

Cụ thể, thứ nhất là tập trung vào năng lượng mặt trời. Thứ hai là dừng ngay việc phá hủy môi trường hoang dã và rừng, những nơi phục vụ như một bể chứa các bon. Theo thông tin mới nhất, 79% đất nông nghiệp được khai phá từ rừng nhiệt đới và các khu vực tự nhiên đáng ra cần phải được bảo vệ. Thứ ba là năng lượng gió. Cuối cùng là cô lập các bon trong đất trong ngành nông nghiệp.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích