Sai lầm khiến điện thoại không dùng vẫn nóng và cách khắc phục

Sai lầm khiến điện thoại không dùng vẫn nóng và cách khắc phục

MTĐT –  Thứ hai, 13/09/2021 09:36 (GMT+7)

Điện thoại dùng nhiều nên bị nóng là điều hiển nhiên. Nhưng nếu điện thoại không dùng vẫn nóng, có thể chiếc dế yêu của bạn đã gặp phải một vấn đề nào đó ở phần cứng hoặc phần mềm.

Nóng máy là hiện tượng xảy ra trên mọi smartphone, từ những thiết bị bình dân cho đến những chiếc flagship cao cấp. Thông thường, hiện tượng này xuất hiện khi người dùng trải nghiệm máy ở cường độ cao liên tục, như khi bạn chơi game, xem phim,… trong suốt một khoảng thời gian dài. Thế nhưng, nhiều người lại gặp phải tình trạng điện thoại bị nóng khi không sử dụng. Đây rõ ràng là một sự cố bất thường, thậm chí có thể liên quan đến những bộ phận bên trong của máy.

1. Sai lầm khiến điện thoại không dùng vẫn nóng ran

Để điện thoại ngoài trời trong thời tiết nắng nóng

Vào những ngày nắng nóng, hãy tránh để điện thoại thông minh của bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc bên trong ô tô, cốp xe máy.

Ngoài ra khi chúng ta ăn uống ngoài trời và để điện thoại trên bàn, hay chụp ảnh bằng điện thoại khi ở bãi biển cũng có thể làm điện thoại bị nóng quá mức.

Nếu nhiệt độ ngoài trời quá 35 độ C, bạn nên tránh dùng điện thoại dưới ánh nắng trực tiếp. 

tm-img-alt

Để điện thoại bên cạnh máy tính, máy tính bảng, điện thoại khác

Trong khu vực làm việc, chúng ta thường đặt tất cả các công cụ cấn thiết như máy tính, bên cạnh điện thoại di động và đôi khi là máy tính bảng. Thậm chí sau khi sử dụng, chúng ta cất chúng trong cùng 1 túi.

Nếu bất kỳ thiết bị nào trong số này bị nóng, chỉ cần ở gần chúng sẽ truyền nhiệt sang các thiết bị khác của bạn, điều này sẽ làm thay đổi nhiệt độ và ảnh hưởng đến hiệu suất của chúng về lâu dài. Đó là lý do tại sao tốt nhất bạn nên giữ chúng tách biệt nhau.

Để điện thoại trong túi quần

Nhiệt độ cao kết hợp với thân nhiệt của bạn có thể làm điện thoại bị nóng quá mức. Do đó bạn không nên mang điện thoại trong túi quần liên tục, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng. 

Không chú ý các hoạt động của điện thoại

Điện thoại cũng như chiếc máy tính nhỏ nhưng không có quạt tản nhiệt, nên các thành phần trong điện thoại dễ bị nóng lên.

Nếu gặp tình trạng này, hãy tắt bớt các chức năng, hoạt động không cần thiết như GPS, cập nhật nền vì chúng làm tiêu hao năng lượng của điện thoại.

tm-img-alt

Không tháo ốp điện thoại

Ốp bảo vệ điện thoại khỏi bất kỳ cú rơi hoặc hư hỏng bên ngoài nào nhưng không phải tất cả chúng đều phù hợp để điện thoại được thông gió đủ. Nếu cảm thấy điện thoại nóng hơn bình thường, bạn có thể thử tháo ốp. Bạn cũng có thể thực hiện việc này khi đang sạc pin cho điện thoại.

Không tắt các kết nối không dây

Khi chúng ta ở nơi tín hiệu Wi-Fi hay Bluetooth kém, điện thoại sẽ cố gắng tìm kiếm mạng hoặc các thiết bị khác để kết nối.

Nếu điện thoại bắt đầu nóng lên, hãy tắt các kết nối không dây để điện thoại điều hòa nhiệt độ trở lại.

Bỏ qua các chế độ mà điện thoại yêu cầu

Nếu điện thoại bị nóng, hãy thử đặt chế độ nền tối để giảm công việc cho màn hình và giảm sinh nhiệt hoặc kích hoạt chế độ máy bay để giảm sự hoạt động của điện thoại.

Sử dụng các ứng dụng đòi hỏi điện thoại làm việc quá nhiều

Nếu bạn thích chơi game trên điện thoại hay xem những bộ phim dài, điều này có thể làm điện thoại bị nóng hơn mức bình thường. Sử dụng màn hình quá nhiều bắt bộ xử lý hoạt động nhiều hơn, sinh nhiệt nhiều hơn trong quá trình này.

Sạc điện thoại không đúng cách

Các vấn đề với pin và sạc pin thường là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến điện thoại di động của bạn quá nóng. Đó là lý do tại sao bạn nên tránh mắc một số sai lầm nhất định, chẳng hạn như sử dụng điện thoại trong khi sạc hoặc sử dụng bất kỳ bộ sạc thông thường nào.

Một sai lầm khác có thể tạo ra nhiều nhiệt hơn trong khi sạc là đặt nó dưới gối hoặc trên bề mặt không cho phép điện thoại thông gió thích hợp.

Không cập nhật điện thoại và ứng dụng

Cố gắng cập nhật điện thoại và ứng dụng, vì trong nhiều trường hợp, các bản cập nhật này phục vụ để sửa một số lỗi và cải thiện các quy trình hoạt động. Các lỗi này có thể là một phần nguyên nhân làm điện thoại bị nóng.

Bên cạnh đó, hãy tập thói quen dọn dẹp các ứng dụng bạn không sử dụng. Có thể một số ứng dụng đang chạy ở chế độ nền, khiến bộ xử lý và pin điện thoại phải làm việc nhiều hơn.

Ngoài ra, một số lý do khiến điện thoại không dùng vẫn nóng có thể là do bạn đang sạc pin cho dế yêu bằng nguồn điện không ổn định. Bạn sử dụng bộ sạc kém chất lượng, không phù hợp để sạc pin cho máy.

Hệ điều hành của điện thoại bị lỗi. Phần mềm trên máy bị xung đột. Pin bị chai, IC nguồn bị hư hỏng hoặc các linh kiện bên trong bị chạm. Đây cũng là những nguyên nhân phổ biến của lỗi điện thoại bị nóng dù không dùng.

2. Cách khắc phục điện thoại bị nóng, mau hết pin đơn giản, hiệu quả

Giữ độ sáng màn hình ở mức vừa phải

Có thể điện thoại nhanh nóng, dẫn đến việc mau hết pin là do bạn để độ sáng màn hình điện thoại quá mức. Vì vậy, để khắc phục, bạn nên giảm độ sáng màn hình ở khoảng 30-40% là tốt nhất. Ở mức độ này không chỉ giúp điện thoại bạn hạ nhiệt bớt mà còn tránh gây chói mắt cho bạn khi sử dụng.

tm-img-alt

Kiểm tra các ứng dụng đang gặp lỗi

Các ứng dụng bị lỗi cũng được coi là một nguyên nhân của việc điện thoại bị nóng. Vì vậy bạn nên xóa các ứng dụng bị lỗi và cài đặt lại. Cũng đừng quên cập nhật phiên bản mới nhất cho ứng dụng để tối ưu hệ thống. Điều này không chỉ giúp máy chạy mượt hơn mà còn làm tăng tuổi thọ cho pin và thiết bị.

Tắt chạy ngầm các ứng dụng không cần thiết

Một nguyên nhân khác khiến điện thoại nhanh nóng là mở quá nhiều ứng dụng hay tác vụ khi sử dụng. Vì thế, bạn hãy tắt các ứng dụng đang hoạt động ở chế độ nền bằng cách: Mở đa nhiệm > Vuốt từ dưới lên trên để tắt các ứng dụng không cần thiết.

Tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào điện thoại

Ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp cũng có thể khiến điện thoại của bạn nóng hơn bình thường đấy! Lý do là khi ánh nắng chiếu vào, điện thoại của bạn sẽ bắt sáng và nhiệt từ mặt trời rồi giữ lại, gây nóng máy. Thiết bị sẽ càng nóng hơn nếu để lâu dưới ánh nắng mặt trời với mức nhiệt độ cao.

Ngoài ra, đối với iPhone, nếu bạn mở chế độ tự động điều chỉnh độ sáng thì khi sử dụng ngoài ánh nắng, điện thoại sẽ tự tăng độ sáng lên mức cuối cùng, từ đó gây ra nóng cho thiết bị.

Cách khắc phục đơn giản nhất là hãy đảm bảo điện thoại của bạn tránh xa ánh nắng mặt trời là được nhé!

Không chơi game trong thời gian dài

Có lẽ rất nhiều người hay thắc mắc là tại sao điện thoại bị nóng khi chơi game lâu đúng không? Lý do là bởi vì khi chơi game thì cần chạy các chương trình yêu cầu cấu hình cao thì thiết bị của bạn trở nên nóng cũng là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn chơi game trong thời gian dài thì điện thoại của bạn sẽ bị quá tải công suất và điện thoại nhanh nóng hơn bình thường.

Vì vậy, để điện thoại nghỉ ngơi sẽ là cách hạ nhiệt điện thoại tốt nhất, giúp thiết bị có thể trở lại hoạt động nhanh hơn và mát hơn.

tm-img-alt

Điện thoại quá nóng khi sạc pin

Tình trạng điện thoại bị nóng khi sạc pin có thể xảy ra bởi 3 nguyên nhân chính:

– Chọn phương thức sạc nhanh.

– Sóng điện thoại hoặc sóng 3G có tín hiệu kém.

– Vừa sạc điện thoại vừa chơi game, nghe nhạc, xem phim,…

Ngoài ra còn có một vài nguyên nhân khác tùy thuộc vào cách sạc điện thoại hay là các phụ kiện bạn sử dụng khi sạc như đặt trên bề mặt vải hay do ốp lưng, cáp sạc,…

Để khắc phục tình trạng trên thì bạn hãy ưu tiên dùng cốc sạc, dây sạc chính hãng; tháo ốp lưng khi sạc pin; tạm dừng các ứng dụng không cần thiết. Đặc biệt, bạn cần ngưng việc vừa sạc vừa sử dụng điện thoại vì sẽ vừa gây hại đến thiệt bị mà còn gây nguy hiểm cho bạn.

Khởi động lại điện thoại

Trong quá trình sử dụng điện thoại, các ứng dụng và tính năng trên máy đều sẽ tiêu tốn một lượng RAM nhất định. Vì vậy, các dữ liệu chứa trong RAM sẽ bị quá tải sau một thời gian dài.

Để khắc phục tình trạng này, cách đơn giản nhất là tắt nguồn và khởi động lại máy. Điều này sẽ giúp refresh đồng thời giải phóng bộ nhớ RAM, giúp giải quyết tình trạng nóng máy.

Tắt tạm thời dữ liệu chạy nền

Các ứng dụng không cần thiết sẽ gây ảnh hưởng đến pin của bạn. Vì vậy, tắt tạm thời dữ liệu chạy nền đồng nghĩa với việc điện thoại của bạn sẽ hoạt động với những tính năng cơ bản nhất. Bạn có thể thực hiện tắt dữ liệu chạy nền trên thiết bị như sau:

+ Trên Android: Chuyển sang chế độ tiết kiệm pin.

Bước 1: Vào Cài đặt > Chọn Bảo trì thiết bị.

Bước 2: Chọn Siêu tiết kiệm dữ liệu > Trượt qua để bật chế độ siêu tiết kiệm dữ liệu.

+ Trên iPhone: Bật chế độ máy bay.

Ngưng tạm thời việc sử dụng máy ảnh

Khi sử dụng điện thoại để chụp ảnh, đặc biệt là quay phim lâu thì có thể khiến máy bị nóng đột ngột. Bởi lẽ điện thoại có máy quay video độ phân giải cao có thể bị nóng lên nếu để thiết bị quay trong thời gian dài. Thậm chí khi bạn bật máy ảnh ở chất lượng cao nhất và sử dụng để quay phim hoặc chụp ảnh liên tục thì điện thoại của bạn có thể bị cảnh báo do quá nóng.

Cách khắc phục tình trạng trên, hạ nhiệt bớt cho thiết bị là hãy ngưng tạm thời việc sử dụng máy ảnh, để điện thoại của bạn nghỉ ngơi sau thời gian hoạt động quá công suất.

Kiểm tra các phần mềm độc hại

Phần mềm độc hại có thể tấn công các thiết bị qua các quảng cáo, spam hoặc các ứng dụng giả mạo từ cửa hàng Google Play. Có lẽ sẽ rất khó để biết phần mềm độc hại có thể tấn công khi nào và ở đâu.

Do đó, cách tốt nhất là bạn nên thường xuyên kiểm tra, tìm hiểu để phát hiện các ứng dụng nguy hiểm, các phần mềm độc hại và xóa chúng để tránh tình trạng điện thoại bị nóng lên bất thường.

tm-img-alt

Giảm sử dụng mạng, Bluetooth khi không cần thiết

tm-img-alt

Điện thoại của bạn có thể quá nóng do bật Wi-Fi, 3G/4G hoặc Bluetooth liên tục, ngay cả khi không cần thiết, từ đó dẫn đến việc hao pin nhanh chóng. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên tắt Wi-Fi, 3G/4G cũng như định vị GPS, Bluetooth khi không sử dụng để tránh làm điện thoại nhanh nóng./.

PV(T/h)

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích