Ông chủ thương hiệu Dr Thanh đối mặt khung hình phạt nào?
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra các quyết định khởi tố bị can đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát.
Đồng thời, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương.
Trước đó, Bộ Công an giao Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) điều tra, xác minh, giải quyết nội dung Đơn của một số công dân trên địa bàn TPHCM và tỉnh Đồng Nai tố cáo ông Trần Quí Thanh cùng con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích và một số cá nhân khác đã thực hiện hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Trốn thuế, Cưỡng đoạt tài sản là các dự án, bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại tỉnh Đồng Nai và TPHCM từ tháng 11/2020.
Quá trình điều tra, cảnh sát xác định hành vi của Trần Quí Thanh cùng con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đủ yếu tố cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, quá trình điều tra đến nay có đủ căn cứ xác định, hành vi của Trần Quí Thanh cùng các con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đủ yếu tố cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, quy định tại khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự.
Theo thông tin từ VTC News, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, với quyết định khởi tố bị can về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại khoản 4, Điều 175 Bộ luật Hình sự thì ông chủ Tập đoàn Tân Hiệp Phát và con gái sẽ phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất tới 20 năm tù.
Luật sư Đặng Văn Cườn trả lời trên báo VTC News
Theo luật sư Đặng Văn Cường, tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” là một trong các tội danh thuộc nhóm tội phạm xâm phạm quyền sở hữu tài sản. Theo đó, người thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là đã nhận được tài sản của tổ chức, cá nhân thông qua một giao dịch dân sự hợp pháp (có thể là vay mượn, thuê, hợp tác đầu tư..).
Liên quan tới vấn đề này, một luật sư thuộc Đoàn luật sư TPHCM đã trả lời báo Dân Trí rằng, tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo đó, Điều 175 Bộ luật hình sự hiện hành quy định, hành vi thuộc mặt khách quan của tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thể hiện ở hành vi chiếm đoạt toàn bộ hay một phần tài sản đã được giao trên cơ sở thỏa thuận đã được cam kết giữa chủ tài sản và người có hành vi chiếm đoạt.
Tội Lạm dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Cố ý trực tiếp là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Tức là người phạm tội biết rõ tài sản mà vẫn thực hiện hành vi dụng tín nhiệm để chiếm đoạt là tài sản của người khác và mục đích của người phạm tội là muốn chiếm đoạt và biến tài sản của người khác thành tài sản của mình.
Hậu quả của tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt.
Về hình phạt, Điều 175 Bộ luật Hình sự quy định mức hình phạt nhẹ nhất tại Khoản 1 điều này có hình phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc cải tạo không giam giữ từ 6 tháng đến 3 năm. Mức hình phạt cao nhất được quy định tại Khoản 4.
Theo đó, bị can Trần Quí Thanh cùng các con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích bị khởi tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự.
Theo Khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định người phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên, bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Nguồn: hoanhap.vn